Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO 
MỘT CON ĐUỜNG HAI LỐI RẼ
Bài được viết theo các trình tự sau:
I.Lược sử môn phái
II.Thời kỳ phục hưng
III. Sự hình thành môn phái VVN-VVĐ trong nước sau 1975.
IV. Hệ thống đai đẳng môn phái VVN-VVĐ (1964).
V.Chiếc bạch đai quốc doanh của võ sư Nguyễn Văn Chiếu, đảng viên nằm vùng trước 1975.
VI. Âm mưucủa cộng sản trong việc xoá bõ lịch sử môn phái.
VII. H thống đai đẳng VVN-VVĐ Hải ngoại.
VIII.Thành viên trong ban lãnh đạo Hội Đồng Võ Sư Thế Giới.
IX. Thơ chúc mừng Đại Hội VVN-VVĐ Thế Giới của phu nhân cố võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc.( Khuê danh Nguyễn Thị Minh).
X.Danh sách các võ sư tị nạn cộng sản tại các quốc gia tự do.
XI.Chấn chỉnh cơ cấu điều hành.
XII. Hệ luỵ gì sẽ đến? Khi môn sinh là công an, quân đội nhân dân, học sinh-sinh viên dưới mái nhà XHCN. 
PHỤ BẢN :
*Các văn kiện liên qun đến việc thành lập các cơ cấu quốc doanh như HĐCQMP, HĐVSTT...
*Danh sách cách võ sư quốc doanh Hải Ngoại.
*Ban Lãnh Đạo Liên Đoàn VVN/VN và Liên Đoàn VVN/Quốc tế.
*Thông báo thơ mời họp của Tổng Liên Đoàn VVN-VVĐ Thế Giới cho năm 2016.

 

I.LƯỢC SỬ MÔN PHÁI VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO

Cố Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc sinh ngày 24 tháng 5 năm 1912 nhằm mùng 8 tháng 4 âm lịch tại làng Hữu Bằng, Huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây Bắc Việt. Từ thuở nhỏ, ông đã không ngừng học hỏi và nghiên cứu những tinh hoa võ học đã có trên thế giới, ông đã lấy môn vật và võ cổ truyền Việt Nam làm nồng cốt, đồng thời với đạo lý sống của dân tộc để xây dựng thành một môn phái võ thuật và võ đạo đặt tên là VOVINAM vào năm 1938. 


Ngót một năm sau, vào mùa thu năm 1939, ông đem lớp võ đầu tiên công khai ra mắt dân chúng tại nhà hát lớn Hà Nội, cuộc biểu diễn thành công rực rỡ. Vào mùa xuân năm 1940 ông đã khai giảng lớp võ đầu tiên tại trường Sư Phạm (école Normale) Hà Nội. Sau đó, nhiều lớp võ liên tiếp được mở ra. Môn sinh thời đó rất tiến bộ nhờ phương pháp huấn luyện tinh vi và khoa học, đồng thời nhờ ảnh hưởng trực tiếp tinh thần dân tộc sáng chói của ông.

Kể từ thời điểm đó, Môn Phái Vovinam đã trở thành một phong trào giáo dục quần chúng rộng rãi.

Các vị võ sư sáng lập Vovinam Việt Võ Đạo đã quan sát cây tre ở nhiều góc độ, để hình thành một nền tảng  căn bản cho nền võ học của VoViNam đó là nguyên lý cương nhu phối triển. Từ những  căn bản đó VoViNam chủ trương xây dựng những môn sinh biết sống yêu thương gần gũi, hòa nhập với cộng đồng để mưu cầu hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh. Cho dù gặp sự ngang trái, mâu thuẫn, hoặc lâm vào cảnh bế tắc, những người môn sinh có thể hóa giải các mâu thuẫn bằng nguyên lý cương nhu phối triển. Cho nên có thể nói cây tre là biểu tượng của cương nhu phối triễn.

Đặc trưng kỹ thuật Vovinam-Việt Võ Ðạo

Hệ thống kỹ thuật của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo được cố Võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc hình thành trên nền tảng võ và vật dân tộc, đồng thời nghiên cứu tinh hoa của các môn võ khác trên thế giới để dung nạp, thái dụng và hóa giải, nhất là cải tiến nền tảng kỹ thuật của mình theo nguyên lý Cương – Nhu phối triển. Chính vì thế, hệ thống kỹ thuật (đòn thế, bài quyền vovinam...) này phong phú, đa dạng và mang một sắc thái riêng.

TÍNH THỰC DỤNG

Điểm nổi bật nhất của Vovinam Việt Võ Đạo là tính thực dụng, thay vì phải mất một thời gian luyện tấn, đi quyền rồi mới học phân thế; võ sinh Vovinam Việt Võ Đạo được huấn luyện viên hướng dẫn ngay các thế khóa gỡ (khi bị nắm tóc, nắm áo, nắm tay, bóp cổ, ôm ngang...), phản đòn căn bản (khi bị đấm, đá, đạp...) song song với những kỹ thuật gạt, đấm, đá, gối, chỏ, chém, té ngã... ngay từ các buổi tập đầu tiên.
Đây là tư duy khá mới mẻ của cố Võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc vào nhưng năm cuối thập kỷ 1930, nhằm giúp võ sinh có thể ứng phó hữu hiệu được ngay khi gặp phải những tình huống bắt buộc phải tự vệ. Tính thực dụng đó không những phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ mà càng hợp lý và có giá trị đối với thời đại ngày nay. Bởi lẽ võ sinh không chỉ tập trung thời gian cho việc luyện võ mà còn có nhiều nhu cầu và nhiệm vụ thiết yếu trong cuộc sống như: học tập văn hóa, nghệ thuật, nghiệp vụ, mưu sinh, giá trị...

TÍNH LIÊN HOÀN

Điểm quan trọng thứ hai là tính liên hoàn. Một đòn thế Vovinam Việt Võ Đạo tung ra luôn luôn phải có tối thiểu 3 động tác.
Ví dụ: muốn phản đòn đấm tay phải của đối phương, võ sinh sẽ bước chân trái sang bên trái cùng lúc dùng tay phải gạt tay đấm đối phương để tránh né; sau đó phản công bằng cách dùng tay trái chém vào mắt hay mặt và kết thúc bằng cú đấm thấp tay phải vào bụng đối phương; hoặc thế chiến lược (liên hoàn tấn công) số 1 bao gồm cú chém úp bàn tay vào mắt hoặc mặt (thái dương hoặc vào cổ), bồi thêm cú đấm thấp tay phải vào bụng và tiến chân phải lên dùng chỏ phải đánh vào thái dương (huyệt Khúc tân) của đối phương.
Nói chung, đó có thể là những động tác liên hoàn bằng tay (chém, xỉa, đấm, bật, chỏ...), hay bằng chân (đá, đạp, quét, triệt ngã...). Lối ra đòn này nhằm chiếm thế thượng phong khi tự vệ và chiến đấu, phù hợp với thể tạng gọn gàng và nhanh lẹ của người Việt Nam, đồng thời cũng là biện pháp đề phòng trường hợp 1 hoặc 2 đòn ban đầu chưa đánh trúng đích, hiệu quả.

 NGUYÊN LÝ CƯƠNG – NHU PHỐI TRIỂN

Hệ thống kỹ thuật Vovinam Việt Võ Đạo còn tuân thủ nguyên lý Cương – Nhu phối triển. Nguyên lý này thể hiện ở chỗ lúc bị tấn công, võ sinh thường né tránh (nhu), rồi mới phản công (cương). Bên cạnh đó, Vovinam Việt Võ Đạo cũng có nhiều kỹ thuật Vovinam tấn công nhưng vẫn bảo đảm nguyên lý này. Chẳng hạn như khi tung một cú đá tấn công hoặc phản công (cương) vào thân thể đối phương, võ sinh luôn luôn phải dùng tay che mặt và bảo vệ hạ bộ để phòng thủ (nhu).

Võ sư Nguyễn Lộc (bên mặt) và Võ sư Lê Sáng ( trái) đang chấm thi lên đai 
tại trung tâm Hiến binh Quốc Gia VN năm 1955.
Ngay trong phương pháp luyện tập té ngã (không nguy hiểm, không đau), võ sinh phải lên gân và co tròn thân người lại (cương), sau đó lăn tròn thân người lúc ngã xuống (nhu) để hóa giải lực tấn công của đối phương và sức rơi của trọng lượng cơ thể. Nhờ vào nguyên lý trên, võ sinh Vovinam Việt Võ Đạo tập luyện đòn thế và té ngã trên sàn gạch bình thường như trên thảm (tapie).
Nói khác đi, hệ thống kỹ thuật Vovinam Việt Võ Đạo bao gồm những đòn thế nhu nhuyễn, các đòn cương mãnh và ngay trong bản thân từng đòn thế cũng chứa đựng sự kết giao giữa cương – nhu, giống nhu sự giao hòa giữa âm – dương trong thiên nhiên và xã hội. Cương nhu phối triển không đơn thuần là sự bao hàm cả 2 tính cương và nhu mà nó linh động và biến hóa. Có lúc cương nhiều, nhu ít; có khi cương ít nhu nhiều; có lúc nửa cương nửa nhu, tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể. Đặc biệt, nguyên lý này còn cần được người học võ Vovinam Việt Võ Đạo rèn luyện ngay trong đời sống tinh thần và cách hành xử hàng ngày vì: "Cương tượng trung sự hào hùng, ý chí sắt thép, lòng cương quyết và đức Dũng của con nhà võ. Nhu biểu tượng tính nhu hòa, điềm đạm và lòng Nhân của người võ sĩ. Có cương mà không có thiếu nhu sẽ không biến hóa, linh hoạt theo từng hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, có nhu nhưng thiếu cương sẽ không thể phát huy được hiệu quả tối đa."

 VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ KHOA HỌC

Cũng như các võ phái khác, kỹ thuật Vovinam Việt Võ Đạo vận dụng các nguyên lý khoa học vào võ thuật như: lực ly tâm (các thế xoay người, gạt, đỡ, đấm, đá, chỏ... theo hình vòng cung hoặc vòng tròn); lực đòn bẩy (các thế bẻ, khóa, gài, móc, chặn...); lực xoáy (các thế đấm thẳng...); lực co gấp và sức bật (các đòn quăng, quật, vật, nhảy...). Nhưng nguyên lý khoa học này giúp võ sinh Vovinam Việt Võ Đạo ít hao tốn sức lực khi tập luyện cũng như lúc thi triển đòn thế mà vẫn đạt hiệu quả cao.
Đặc biệt, các đòn chém quét, chém triệt, chỏ triệt (lực tay và chân đánh cùng lúc nhưng nghịch chiều), triệt ngã (lực tay và lực chân đánh cùng lúc và cùng chiều) cũng có thế đòn chân tấn công tung chân bay đạp, quật ngã bằng cách quặp cổ (bất ngờ tung ra khi đối phương bất cẩn, lảo đảo...). Đòn chân tấn công còn là một đặc trưng kỹ thuật quan trọng của Vovinam Việt Võ Đạo. don chan tan cong so 9
Môn Phái Vovinam không phải là một đoàn thể chính trị, nên không hoạt động chính trị. Tuy nhiên, môn Phái Vovinam không xâm phạm tới quyền công dân của các môn sinh nên cũng không ngăn cấm các môn sinh làm chính trị với tư cách công dân của họ. 


Môn Phái Vovinam chủ trương xây dựng con người toàn diện trên căn bản võ thuật và tinh thần võ đạo chứ không hoạt động chính trị. Tuy nhiên, khi thời cuộc nước nhà đòi hỏi Môn Phái Vovinam sẵn sàng tiếp tay với các đoàn thể ái quốc để thực hiện công cuộc cứu quốc và cứu tế xã hội với tinh thần vị tha vô điều kiện. Và sự tiếp tay này nếu có, không có nghĩa là Môn Phái Vovinam đã phục vụ cho một cá nhân hay đoàn thể nào mà chỉ là phục vụ Dân Tộc trong công cuộc ích quốc lợi dân, rồi sau đó lại trở về với mục đích quảng bá võ thuật và tinh thần võ đạo của Môn Phái.
Chân dung 3 vị chưởng môn đời I , II và III ( từ trái qua phải)
Nguyễn Lộc, Lê Sáng và Trần Huy Phong

Đến năm 1954, sau Hiệp Định Genève, Sáng tổ Nguyễn Lộc cùng gia đình rời bỏ miền bắc,  theo một số đệ tử nòng cốt,  theo làn sóng người di dư vào nam lánh nạn cộng sản.

Một chế độ đã giết oan gần trăm ngàn người vô tội miền bắc trong công cuộc Cải Cách Ruộng Đất (1952-1956) do những người lãnh đạo đảng Lao Động tức đảng csVN sau này phát động để cướp đất và xoá bỏ giai cấp địa chủ (?). Sau đó người lãnh đạo là HCM đã nhận tội trước quốc dân vì sai lầm. Một sự sai lầm có một không hai của đảng cầm quyền hiện nay, một vết nhơ không bao giờ rửa sạch về tội ác của đảng csVN.

Nhận ra được bộ mặt thật của chế độ sắt máu, chuyên chính và phi nhân, cụ sáng tổ đã rời bỏ quê hương nơi chôn nhau cắt rún của mình, đem gia đình và một số môn đồ tâm huyết di cư vào miền nam VN để sống và phát triển tiếp tục công trình sáng tạo nghệ thuật của mình. Đây là lần ra đi thứ nhất của gia đình cụ sáng tổ môn phái VoViNam. Sau đó sáng tổ Nguyễn Lộc đã chọn miền nam VN, một chế độ nhân bản và tự do để gieo trồng những hạt giống tốt cho Vovinam. 
Vào ngày 29.04.1960 nhằm ngày mùng 04 tháng tư âm lịch, Cố võ sư Nguyễn Lộc Sáng Tổ Môn Phái Vovinam Việt Võ Đạo đã vĩnh viễn ra đi tại Sài Gòn, sau khi trao quyền Chưởng Môn cho người Môn Đệ trưởng tràng : Võ Sư Lê Sáng. 
Suốt cuộc sống tận tụy hy sinh xây dựng nền võ đạo cho dân tộc, ông đã để lại một sự nghiệp phi thường. Hằng năm, những môn đệ kế nghiệp từ bốn phương, hướng về ngày giỗ ông, bậc thầy đã hình thành một nền võ đạo mới cho dân tộc : Đốt lò hương tưởng niệm, đặt tay thép trên trái tim từ ái, cùng cúi đầu thầm nhắc nhở để hiến dâng năng lực và tâm huyết cho tương lai, cho đại nghĩ dân tộc.
Sau khi sáng tổ qua đời, võ Sư Chưởng môn Lê sáng đã cùng với các võ sư khác âm thầm gầy dựng môn phái. Tuy nhiên môn phái Vovinam chỉ bắt đầu thật sự chuyển mình và phát triển mạnh kể từ năm 1964. 

II.THỜI KỲ PHỤC HƯNG MÔN PHÁI

Ngày 01/11/1963, nhóm ông Dương Văn Minh đão chính ông Ngô Đình Diệm, nền đệ nhất cộng hoà chấm dứt. Cùng với các võ phái khác, VVN bắt đầu hồi phục từ đầu năm 1964. Vào thời điểm này, chiếc áo thun ba lổ (may-ô) và quần đùi mà võ sinh đã mặc trong thời kỳ trước (1938-1964) được thay thế bằng bộ võ phục màu xanh da trời như hiện nay. 
Đầu năm 1964, Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng từ Quảng Đức trở về Sài Gòn và đã cùng với Vs. Trần Huy Phong và các võ sư khác khởi sự vạch ra một chương trình hành động để đặt nền tảng mới cho Vovinam. Chẳng bao lâu, Hội Đồng Môn Phái Vovinam-Việt Võ Đạo được thành lập, đồng thời chuyển danh xưng Vovinam thành Vovinam-Việt Võ Đạo.
Sau khi võ đường đầu tiên (tính từ 1964) ra đời tại số 61 đường Vĩnh Viễn, quận 10 (Sài Gòn), võ sư Chưởng môn Lê Sáng (sinh năm 1920), hợp cùng võ sư Trần Huy Phong (1938 - 1997) Trưởng Ban Nghiên Kế VVN/VVĐ- hoạch định chương trình hoạt động của môn phái và chuyên nghiên cứu võ công, với sự cộng tác của các võ sư khác như Nguyễn Văn Thư và một số thành viên khác đã họp để soạn thảo Quy lệ môn phái, vạch ra phương hướng củng cố và phát triển môn phái. 



Võ sư Lê Sáng và hội đồng võ sư đã phát triển VoViNam rộng khắp miền nam VN. Từ những võ đường dân sự tới hàng ngũ Quân Đội và Cảnh Sát Quốc Gia. VoViNam-Việt Võ Đạo như một cây ăn trái được trồng trên mảnh đất màu mở đầy sức sống,  đã nỡ hoa trái xum xuê. Đây là thời kỳ rực rở nhất của môn phái. Vào cùng  thời nơi  miền bắc XHCN, cây VoViNam như được trồng trên  đất giồng, các hạt giống do Võ sư sáng tổ gieo từ ban đầu đã không hấp thụ được đầy đũ chất dinh dưỡng nên èo uột rồi...đi vào quên lãng cho đến thập niên 90 (TK20).


Môn phái VoViNam đang tiến mạnh trên con đường phục vụ dân tộc thì bổng chốc cơn dâu bể tang điền đã đến với miền nam VN. Ngày 30.4.1975. Cộng sản Bắc Việt đã thôn tính miền nam VN, thành lập một chế độ sắt máu phi dân chủ và toàn trị trên toàn cỏi VN kể từ đó.
Một lần nửa môn phái VoViNam-Việt Võ Đạo đã theo vận nước chìm vào bóng tối, vì các võ sư lãnh đạo như Lê Sáng và Trần Huy Phong đã bị cộng sản nhốt vào trại cải tạo với những tội danh do phe thắng cuộc áp đặt. 
Gia đình sáng tổ Nguyễn Lộc gồm cụ bà Nguyễn Thị Minh và các bào đệ, như võ sư Nguyễn Dần đã một lần nửa rời bỏ quê hương đến Hoa Kỳ để tị nạn cộng sản, phần lớn các võ sư cao đẳng trước 1975 đã cùng gia đình tìm cách vượt biên tránh nạn cộng sản tại các nước tự do. Còn lại một số ít võ sư cao đẳng khác, trong đó có vài vị võ sư từng là đảng viên đảng cộng sản nằm vùng đã ở lại VN.  

Thời gian sau 1975, chính là điễm khởi đầu cho hai lối rẽ của môn phái VoViNam-Việt Võ Đạo. Ngoài nước hình thành một hệ thống điều hành môn phái do Tổng Liên Đoàn VoViNam-Việt Võ Đạo Thế Giới (TLĐVVN/VVĐ-TG).  Trong nước hình thành một hệ thống điều hành mới do những đảng viên cộng sản lãnh đạo, dưới sự chỉ đạo của Đảng CSVN.

III. SỰ HÌNH THÀNH VVN TRONG NƯỚC
Sau tháng tư đen năm 1975, cùng với thảm họa bị nhuộm đỏ của toàn cõi Việt Nam, giới Lãnh đạo cao cấp của môn phái VoViNam Việt Võ Đạo, cũng như các tổ chức khác đã được xây dựng dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, bị nhà cầm quyền Cộng sản tại Việt Nam vu khống và bị kết tội là thành phần "ác ôn, tay sai Mỹ, Ngụy, CIA, nợ máu với nhân dân, vv.....vv......" đã được nhà cầm quyền Cộng sản tại Việt Nam "ưu ái" gởi vào trong những cái gọi là TRẠI CẢI TẠO, những nhà tù trá hình trước công luận quốc tế. 
Mọi người, ai ai cũng thừa hiểu, dưới chế độ Cộng sản chẳng có một Đoàn thể, Tổ chức nào được hoạt động mà không có sự lãnh đạo, chi phối của Đảng Cộng sản. VoViNam cũng vậy chẳng có gì khá hơn. 
Năm 1994, Tổng cục Thể dục Thể thao CHXHCNVN đã ngang nhiên thành lập một Ban Điều Hành cho VoViNam Việt Võ Đạo toàn quốc bằng quyết định 176 được ký ngày 29/04/1994 bởi Phó Tổng cục trưởng là Mai văn Muôn, theo đó thì Trưởng ban là ông Trương quang Trung, chức vụ là phó Vụ trưởng Vụ TDTT quần chúng, Tổng thư ký Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền là Trưởng ban.
Ông Trương quang Trung không  là Môn sinh VoViNam, nhưng là đảng viên nên nắm quyền chi phối, lãnh đạo môn phái VoViNam trên toàn quốc. Võ sư, huấn luyện viên, sau nhiều năm gian khổ cực nhọc mới đạt được chút đỉnh về võ học đều phải cúi đầu tuân phục một người đảng viên không biết võ VoViNam, sự kiện bi hài này đã gây ra những việc lố bịch, thí dụ như có một môn sinh ở nước ngoài về nước tập huấn, được võ sư Chưởng môn ký quyết định thăng cấp và tặng đai, nhưng ra đến phi trường để trở về nước của mình thì bị công an làm việc, rồi tịch thu đai cũng như bằng đẳng cấp, sau đó họ làm việc với võ sư Chưởng môn và nói "anh không có quyền cấp đai cũng như bằng đẳng cấp cho môn sinh". Trời Phật ơi, ngó xuống mà coi, một người Chưởng môn không được chấm thi, thăng cấp cho môn sinh của mình thì...!
Sau khi tóm thu VVN, võ sư Chưởng Môn Lê Sáng được vc chỉ định làm “Cố Vấn Chuyên Môn” (Quyết định số 234/QĐ của TCTDTT ngày 4/5/1995). Đồng thời nhà cầm quyền Cộng sản đã ra đặc lệnh đóng cửa tất cả các võ đường VOVINAM Việt Võ Đạo chính thống do Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng và Võ Sư Trần Huy Phong lãnh đạo không nằm trong tổ chức Việt Võ Đạo quốc doanh, cũng như ngăn cản và nghiêm cấm các hoạt động Việt Võ Đạo của tất cả các võ sư trong nước không hợp tác với tổ chức này, song song với việc xuyên tạc, gây chia rẽ nội bộ Việt Võ Đạo cả trong nước lẫn ngoài nước.
Vovinam quốc doanh từ đó hình thành tiếp theo, với ông Nguyễn Danh Thái, Thứ Trưởng Văn Hóa Giáo Dục Cộng Sản lãnh đạo. Song song đó trong nước vc cho thành lập  Liên Đoàn Vovinam Việt Nam, ở ngoại quốc thành lập Liên Đoàn Vovinam Thế Giới (do Thứ Trưởng VH-GD làm Liên Đoàn Trưởng). 
Liên đoàn Vovinam Việt Nam được thành lập theo quyết định của Bộ nội vụ (Quyết định số 946/QĐ-BNV ngày 18/7/2007).Đại hội thành lập Liên đoàn được tổ chức trong 2 ngày 19-20/10/2007 tại Khách sạn Rex 141, Nguyễn Huệ, quận 1- Tp. Hồ Chí Minh.
Thành phần lãnh đạo của Liên đoàn Quốc Doanh này gồm: 13 ủy viên Ban thường vụ Liên đoàn Vovinam Việt Nam
Để tiến hành từng bước trong chiến lược thâu tóm VoViNam, đảng csVN đã tâng bốc VoViNam là quốc võ và cử Trung tướng Trương hòa Bình, Thứ trưởng Bộ Công An làm Chủ tịch Liên đoàn VoViNam Việt nam, vào ngày 15/07/2007. 
Người ta thường ví von, VoViNam trong nước hiện đang bị Đảng csVN, Quân Đội và Công An/ND kẹp cổ và khoá chặt tay. Các võ sư trước1975, chỉ còn là những hình tượng ( Pinocchio) của đảng csVN - để chiêu dụ các thành phầnVovinam khác còn đang sống trong nước, như vậy với Trung tướng Công an là Chủ tịch thì Bằng đẳng cấp của VoViNam trong nước cấp cho môn sinh sẽ được ký bởi một người chẳng biết gì về  VoViNam, nhưng là Thứ trưởng Bộ Công An, quả là một sự sỉ nhục cho võ học.

Một Cơ quan đầu não VVN quốc doanh, điều động công việc hàng ngày, ban lệnh từ Tổ Đường (Văn Phòng Môn Phái) có ông Nguyễn Tôn Khoa ( một Việt Cộng nằm vùng trong Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa truớc năm 1975) hiện nay là Thanh Tra Bộ Giáo Dục cộng sản làm Chánh Văn Phòng.
Trong 13 người cầm đầu liên đoàn thì có 10 người không (vô) học Vovinam và là đảng viên. Bàn tay lông lá của VC thao túng VoViNam
Ngày nay VoViNam trong nước được sự chăm sóc tận tình của Chủ tịch Tập Đoàn Dệt May để may …..võ phục cho môn sinh, Phó Vụ Trưởng Vụ Thể Dục Thể Thao (TDTT), các Giám Đốc Sở TDTT để lo về …..sức khỏe cho môn sinh, Thiếu Tướng Công An để lo về ….an ninh cho môn sinh, Giám Đốc Sở Đầu Tư, Công Ty Cổ Phần Hợp Tác Quốc Tế để ….bán cổ phần cho môn sinh Vovinam Việt Nam. Ngoài ra môn sinh VoViNam Việt Võ Đạo quốc doanh đã bắt đầu thượng đài tranh giải, và đang chuẩn bị thành lập công ty vệ sĩ, sản xuất võ phục, binh khí....những việc làm mà trước 1975 chưa từng có ghi trong võ thư của môn phái.
Xem thêm: VoViNam bị quốc doanh - Nguyễn văn Cường: http://hocday.com/vovinam-b-quc-doanh.html
Hiện nay, một điều không thể chối cãi là có hai hệ thống VoViNam-Việt Võ Đạo trên thế giới, trong nước được điều hành bởi Hội Đồng Chưởng Quãn (HĐCQ), dưới sự quản lý của nhà nước cộng sản và hải ngoại bởi Tổng Liên Đoàn VVN Thế giới do các võ sư cao niên và cao đẳng của môn phái trước 1975. Các môn sinh thống thuộc Hội Đồng Chưởng Quản trong nước thường đeo cờ đỏ và hát quốc ca CHXHCNVN, còn các môn sinh VoViNam thống thuộc Tổng Liên Đoàn Thế Giới, thường sinh hoạt chung với cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản - mang cờ vàng 3 sọc đỏ. Có thể tạm gọi. có hai Vovinam: một cờ vàng ở Hải Ngoại và cờ đỏ trong nước. 
Sau biến cố 1975, các vị võ sư cao niên, cao đồ của môn phái có đẳng cấp và trách vụ cao trong môn pháiVoViNam - phần lớn đã di tản ra Hải Ngoại.
Các vị võ sư có mặt trong HĐCQ phần đông là những cựu võ sư xuất thân từ các võ đường tại Sài Gòn trước năm 1975, trong số các võ sư có mặt trong ban chấp hành HĐCQ, có một số võ sư là đảng viên đảng cs đã từng nằm vùng trong các cơ sở công quyền của nhà nước VNCH trước năm 1975.. 

Còn số võ sư có mặt ở hải ngoại phần lớn là những người tị nạn cộng sản, sau ngày 30.4.1975 đi vượt biên dưới nhiều thức, đến được các quốc gia tự do trên khắp thế giới. Vài năm sau khi đến quốc gia thứ hai, cuộc sống đã ổn định, các vị võ sư nầy đã liên lạc - hội tụ lại và tái lập hệ thống cơ sở VVN-VVĐ vốn đã có sẳn và đi vào nề nếp từ năm 1974 tại Pháp.
Trong số các gia đình các võ sư tị nạn cộng sản đến được các nước tự do, đặc biệt là Hoa Kỳ có gia đình của sáng tổ Nguyễn Lộc. Gồm cụ bà Nguyễn thị Minh, phu nhân của sáng tổ Nguyễn Lộc và gia đình đã di cư đến Mỹ và trú ngụ tại Selinsgrove, Pennsylvania. Cho đến năm 1977 thì đến định cư tại Lancaster, Pennsylvania. Cụ bà đã về với chuá ngày 17.5.2015.
Gia đình sáng tổ Nguyễn Lộc đã hai lần di cư trốn chạy cộng sản, lần nhất là năm 1954. Ngoài ra còn có gia đình bào đệ của cố võ sư sáng tổ là Võ Sư Nguyễn Dần củng đã rời khỏi VN đến Hoa kỳ để tị nạn cộng sản. Võ sư Nguyễn Dần hiện là Chủ Tịch Hội Đồng Võ Sư Thế Giới 3 nhiệm ký (2004-2016), đẳng cấp là Bạch Đai Thượng Đẳng

Đẳng cấp nầy đã được Hội Đồng Võ Sư Thế Giới biểu quyết trong kỳ Đại Hội 7 vào tháng 5.2012 tại Paris, vẩn duy trì Bạch Đai Chưởng Môn, nhưng đổi danh xưng là Bạch Đai Chủ Tịch HĐVS/TG hầu tiếp tục tôn trọng đẳng cấp truyền thống của môn phái VoViNam-Việt Võ Đạo. http://vovinamworldfederation.eu/vi/vovinam-viet-vo-dao-vi/cac-ngoi-sao-sang-vovinam-vvd/163-vo-su-nguyen-dan.html. 
IV.HỆ THỐNG ĐAI ĐẲNG MÔN PHÁI VVN-VVĐ 1964
Hệ thống đai đẳng và võ phục của môn phái hình thành từ năm 1964, khi Ban Chấp Hành Môn Phái  lần đầu tiên được thành lập, võ sư Lê Sáng được bầu làm chưởng môn, thầy Trần huy Phong Phụ tá chưởng môn kiêm nhiệm Trưởng Ban Nghiên Kế  - Là người hoạch định chương trình hoạt động của môn phái và chuyên nghiên cứu võ công, trông coi phần kỹ thuật của bản môn. Từ đó võ phục và hệ thống đai đẳng được thành hình.Một cuốn Qui Lệ môn phái với những điều căn bản được ban hành 
Và các chương trình võ học cho môn phái cũng ra đời từ thời điễm đó - dựa trên tư tưởng, kỹ thuật và bài bản của cố võ sư Nguyễn Lộc truyền lại, võ sư Lê Sáng và cùng với Vs Trần Huy Phong và một vài võ sư cao cấp đã bổ sung, xác lập chương trình giảng huấn võ đạo, huấn luyện võ lực, và võ thuật rõ ràng theo từng đẳng cấp : sơ đẳng (đai xanh, có 3 cấp), trung đẳng (vàng, 3 cấp), cao đẳng (đỏ, 7 cấp, tính luôn chuẩn hồng đai) và Bạch đai thượng đẳng là loại  đai cao cấp nhất hệ thống đẳng cấp môn phái VoViNam-Việt Võ Đạo Hải Ngoại hiện nay, không phải mang ý nghĩa là chưởng môn.
Trong thời điểm đó không có qui định về đai đặc biệt dành cho chưởng môn mà chỉ có Bạch Đai Thượng Đẳng, Về sau, đai thượng đẳng nầy được thay thế bằng một loại đai đặc biệt dàng riêng cho võ sư Chưởng Môn Lê Sáng ( đai trắng với 4 sọc của 4 màu đai trong hệ thống đai đẳng của VVN.
Hệ thống đai đẳng được qui chế hoá  cũng trong năm 1964 ( qui lệ môn phái 1964, điều 41,42, chương 6) Hệ thống kỹ thuật cũng dần dần có thêm các đòn thế, bài bản mới như : 30 thế liên hoàn chiến đấu, 28 thế vật căn bản và 3 bài Song đấu vật, Song luyện dao găm, Thập tự quyền, Long hổ quyền, Xà quyền, Lão mai, Ngọc trản, Hạc quyền, Việt võ đạo quyền, Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp, Tứ tượng côn pháp, Nhật nguyệt đại đao, Thái cực đơn đao, Bát quái song đao, Mộc bản pháp, Thương lê pháp, Song đấu búa rìu, Song đấu mã tấu. 

vovinam-1964-monsinh


HỘI ĐỒNG MÔN PHÁI CÓ 2 CƠ CẤU:

1. Tổng Cục Huấn Luyện chuyên trách đào tạo võ sư, huấn luyện viên cốt cán do Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng làm Tổng Cục Trưởng
2. Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Võ Đạo đảm trách phần tổ chức sinh hoạt thanh niên, văn nghệ và cứu tế xã hội do VsTrần Huy Phong làm Tổng Đoàn Trưởng.
Nhân sự của Hội Đồng Môn Phái Vovinam-Việt Võ Đạo gồm có:
* Chưởng Môn: Vs. Lê Sáng
Phụ Tá Chưởng Môn kiêm nhiện Trưởng Ban Nghiên Kế: Vs. Trần Huy Phong
* Trưởng ban Ngoại Giao: VS Mạnh Hoàng
* Thư Ký Thường Trực: Vs. Phan Quỳnh
* Thủ Quỹ: Vs. Nguyễn Văn Cường
* Trưởng Ban Ngoại Vụ: Vs. Phùng Mạnh Chữ• 
* Trưởng Ban Tổng Phối Kiểm: Vs. Nguyễn Văn Thư
* Trưởng Ban Pháp Lý: Vs. Ngô Hữu Liễn
* Trưởng Ban Tổ Chức Khánh Tiết: Vs. Trần Bản Quế
* Trưởng Ban Tài Chánh: Vs. Nguyễn Văn Thông
vovinam-banchaphanhtrunguong-1964
 Ban Huấn Luyện: 
Vs. Trần Huy Phong (Trưởng Ban), Nguyễn Văn Thư, Trần Đức Hợp, Nguyễn Văn Thông, Trần Thế Phượng.
*Hội Đồng Môn Phái cũng đưa ra kế hoạch thành lập hệ thống đẳng cấp và võ phục; đồng thời cũng đã bổ xung và thiết lập một chương trình huấn luyện theo từng cấp với thời gian luyện tập.
*Đẳng cấp nhân sự của môn phái được điều chỉnh như sau:

1. Thượng Đẳng (đai màu trắng): Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng lúc ban đầu.
vovinam-bachdai-thuongdang

2. Cao Đẳng (đai màu đỏ): Hồng Đai Nhị Cấp: Vs. Trần Huy Phong
* Hồng Đai Nhất Cấp: Vs. Nguyễn Văn Thư
Chuẩn Hồng Đai: Vs. Nguyễn Văn Thông, Trần Đức Hợp, Phùng Mạnh Chữ, Trần 
Bản Quế, Phan Quỳnh, Ngô Hữu Liễn, Nguyễn Văn Cường, Trần Thế Phượng
3. Trung Đẳng (đai màu vàng): Hoàng Đai Nhị Cấp:
Huấn Luyện Viên. Trịnh Ngọc Minh, Cao Văn Cát
Hoàng Đai Nhất Cấp: HLV. Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ, Nguyễn Văn Lễ, Liên Quốc, Tô Cẩm Minh
* Hoàng Đai Trơn: Phụ tá HLV. Nguyễn Văn Thái (Thái đen)
MÀU ĐAI
TRÌNH ĐỘ ĐẲNG CẤP
Ý NGHĨA
THỜI GIAN
TẬP LUYỆN
DANH XƯNG
Tự vệ
Việt Võ Đạo

Tượng trưng màu hy vọng và biển cả, với ý nghĩa người võ sinh đang nuôi hy vọng tiến sâu vào ngành võ thuật và tu dưỡng tinh thần võ đạo.


3 tháng
Võ sinh
Nhập môn
Việt Võ Đạo
3 tháng
Môn sinh
Lam đai I cấp
6 tháng
Môn sinh
Lam đai II cấp
6 tháng
Môn sinh
Lam đai III cấp
6 tháng
Môn sinh
Hoàng đai

Tượng trưng cho màu Vương đạo của Á Đông, với ý nghĩa võ thuật và tinh thần võ đạo đã bắt đầu ngấm vào da thịt và tâm hồn của người môn sinh.
2 năm
Hướng dẫn viên
Hoàng đai I cấp
2 năm
Huấn luyện viên
Hoàng đai II cấp
3 năm
Huấn luyện viên
Hoàng đai III cấp
4 năm
Huấn luyện viên
Chuẩn Hồng đai

Tượng trưng cho màu máu, màu của lửa sống hào hùng kiên quyết, với ý nghĩa võ thuật và tinh thần võ đạo đã ngấm vào máu huyết, đang lưu thông trong thân thể người môn sinh.
5 năm
Võ sư
Hồng đai nhất cấp
6 năm
Võ sư Cao đẳng
Hồng đai nhị cấp
6 năm
Võ sư Cao đẳng
Hồng đai tam cấp
6 năm
Võ sư Cao đẳng
Hồng đai tứ cấp
6 năm
Võ sư Cao đẳng
Hồng đai ngũ cấp
6 năm
Võ sư Cao đẳng
Hồng đai lục cấp
6 năm
Võ sư Cao đẳng
Bạch đai

Tượng trưng cho màu xương, với ý nghĩa võ thuật và tinh thần võ đạo đã ngấm sâu vào xương tủy, biến căn cốt con người biểu trưng cho tinh hoa môn phái
Vô định
Võ sư Chưởng môn

vovinam-TTHL-HoaLu-1966



V.CHUYỆN VỀ CHIẾC BẠCH ĐAI

Bạch Đai  của Cố Chưởng môn Lê Sáng

 Bạch Đai thượng đẳng của Võ Sư  Nguyễn Dần(Người thứ hai từ bên trái qua)
bào đệ của võ sư sáng tổ Vovinam (Hình: Vovinam Nguyễn Bá Học)

CHIẾC BẠCH ĐAI CỦA HĐCQ (VoViNam Quốc doanh)
Chiếc Bạch Đai của VS Nguyễn văn Chiếu (CCQ/HĐCQ-MP)

VI.ÂM MƯU CỦA CỘNG SẢN TRONG VIỆC XOÁ BÕ LỊCH SỬ MÔN PHÁI

Nhân dân VN ai mà không biết dưới chế độ thực dân mới, một bọn người buôn dân bán nước cộng sản VN đang là đảng cầm quyền tại VN đã thiết lập một Xã Hội Chủ Nghĩa theo đúng kinh điển của Mác- Lenin - Mao, đó là một XH dưới sự lãnh đạo của một nhà nước tập quyền, phi dân chủ, độc tài. Do đó không một tổ chức, tôn giáo hay đoàn thể tư nhân nào có thể hoạt động tự do và độc lập ngoài vòng kiểm soát của đảng cộng sản. 
Vovinam-Việt Võ Đạo cũng không ngoại lệ, ngay từ những giờ đầu, sau khi cưỡng chiếm miền nam VN vào tháng 4/1975. VC đã nhốt những nhà lãnh đạo cao cấp của môn phái VoViNam-VVĐ như võ sư chưởng môn Lê sáng, võ sư Trần Huy Phong và một số võ sư cao đẳng khác là những quân cán chính thuộc chính quyền VNCH .. vào các trại tù trá hình là trại cải tạo.
Riêng tại Việt Nam, sau chính sách « đổi mới », Môn Phái Vovinam-VVĐ được nhà nước VN cho sinh hoạt nhỏ giọt trở lại (1990) cùng dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các võ sư đảng viên mà người ta thường gọi nôm na là các « võ sư nhà nước ». Tuy vậy, Vovinam-VVĐ vẫn phát triển dồn dập khắp các tỉnh thành, nhất là những nơi đã được sinh hoạt trước năm 1975. Song song với sự khởi bật này, Môn Phái tại VN còn được các môn sinh quốc tế thường xuyên về thăm viếng và trao đổi, tạo lên một sinh khí tự do, tự hào và tin tưởng mãnh liệt.



Sau đó vì thấy VVN-VVĐ là một tổ chức hoạt động với tôn chỉ là không làm chính trị và có nhiều môn sinh đang sinh sống và hoạt động tại Hải Ngoại, nên vc đã đặt chiến lược tóm thâu môn phái qua các giai đoạn:
1. Thành lập cơ cấu VVN-VVĐ quốc doanh, do các đảng viên cs điều hành
2. Để chuẩn bị bước thi triển đòn chân 12- kẹp cổ môn phái VVN-VVĐ.Ông Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao, tuyên bố trên đài truyền hình VTV3, ngày 17/02/2007, công nhận Vovinam-Việt Võ Đạo như là một bộ môn « Quốc Võ » !
Ngày 19 và 20 tháng 10-2007, họ tổ chức rầm rộ thành lập Liên đoàn Vovinam VN (xem phụ bản A) Đưa ông Bí thư đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương Lê Quốc Ân lên làm chủ tịch, ông Thiếu tướng, Võ Hoài Việt, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Nội địa làm Phó Chủ tịch ! Nhưng có một điều khôi hài là, trước đó hai ngày, trong Môn Phái, không ai biết các ông ấy là ai ! Họ chưa từng mặc võ phục, chưa bước vào một võ đường và cũng chưa bao giờ có một buổi sinh hoạt với Môn Phái !
Một năm sau, ngày 25 và 26 tháng 09-2008, vc lại cho thành lập thêm Liên đoàn Vovinam Quốc tế (IVF), đưa ông, Nguyễn Danh Thái, Bí thư Đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, kiêm Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên làm Chủ tịch ! Kèm theo đó tất cả bộ sậu của Liên đoàn Vovinam VN kiêm nhiệm tất cả các chức vụ then chốt.
Sau cùng và để đánh dấu sự ưu ái tột đỉnh của nhà nước đối với Vovinam-VVĐ, đích thân ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam, bay từ Hà Nội vào Sàigòn, chủ tọa buổi lễ tưng bừng và lộng lẫy chưa từng thấy trong giới võ thuật VN, cùng với sự tham dự của hàng trăm môn sinh, các lãnh đạo, các ban, ngành cùng đông đảo phóng viên đến từ 30 cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương … để chính thức hoá ngày ra đời Liên đoàn Vovinam Quốc tế.
3. Tiếp theo là âm mưu xoá bỏ lịch sử chính thống của môn phái. Xin mời xem một đoạn trích từ cơ quan truyền thông của csVN v chiến lược quốc doanh VoViNam của csVN::

"Vovinam phát triển càng đông, càng rộng nói chung ai cũng vui nhưng mục đích "thể thao hoá Vovinam" mới là việc chủ đạo của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch. Điều này làm một số võ sư tiền bối, những môn sinh cựu trào sẽ bị hụt hẫng vì những sự kiện thay đổi mau lẹ.

Chỉ 10 năm nữa một thế hệ lãnh đạo mới của các tổ chức liên đoàn Vovinam tại Việt Nam, nắm vận mệnh là những quan chức thể thao thuần tuý, những võ sư xôi thịt, những kẻ cơ hội - háo dánh. Khi đó tên tuổi các võ sư tiền bối có thể sẽ bị gạt ra bên lề của lịch sử mới của Vovinam (không phải Vovinam Việt Võ Đạo) kể cả những cái tên Lê Sáng, Trần Huy Phong....Lúc đó nhắc đến Vovinam, thế hệ sau này có chăng chỉ còn nhớ cái tên cụ Nguyễn Lộc mà thôi.
Trích nguồn: Được đăng trong "Trái tim Việt Nam Online", ngày 31/12/2008, lúc thầy Lê Sáng còn sống
Thể thao hoá? hay quốc doanh hoá? là công việc chủ đạo của Bô Văn Hoá? theo cách nói nầy, đó là một thông điệp của nhà nước cộng sản được gởi tới các môn đồ VoViNam với ý nghĩa là VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO sẽ được sự chỉ đạo từ Bộ Văn Hoá TT&DL, qua các chân rết là Liên Đoàn VVN-VVĐ/ VN, Liên Đoàn VVN-VVĐ/Thế Giới, Hội Đồng Chưởng Quãn Môn Phái và Hội Đồng Võ Sư Tương Trợ (xem phụ bản bản A)
Như thế đảng cộng sản VN đã tuyên bố chính thức với các môn sinh Vovinam -Việt Võ Đạo là kể từ đây Chức vụ Chưởng môn không còn giá trị nửa. Các việc quản lý thằng cấp và điều hành toàn bộ VoViNam trong và ngoài nước thống thuộc hệ thống VoViNam Quốc Doanh sẽ do LIÊN ĐOÀN VOVINAM-VN đãm nhiệm.
Quyền hạn của một Chưởng Môn chỉ còn được coi như là một biểu tượng chứ không còn có giá trị gì đối với các môn sinh VoViNam trong và ngoài nước nửa.
4. Thưong mại hoá VVN dưới nhiều hình thức. Ngoài ra còn dùng các cơ sở quốc doanh Hải Ngoại để chiêu dụ kiều hối cho VC, để nuôi đảng. Hàng năm để cấp bằng, thi cử từ cấp lam đai đến hoàng đai tam (gồm 7 cấp thi) đều phải nộp lệ phí từ 50.000 đến 200.000/môn sinh. Hiện TP.HCM có đến hơn 200.000 người tập luyện kể các các CLB trường học cấp I,II,III, đại học. Chỉ cần làm một phép cộng đơn giản, “tập đoàn Vovinam” này đang ăn nên làm ra với con số thu nhiều trăm triệu đồng mỗi năm.http://tinthethao365.com.vn/.../Khi-Lien-doan-Vovinam-la-nha
5.Thuần hoá và tạo thế chính thống cho VVN-VVĐ quốc doanh bằng cách dùng những võ sư đảng viên nằm vùng trong Hội Đồng Chưởng Quãn /Môn Phái (được thành lập lén lút vào tháng 3/2010), để điều hành môn phái.
Song song với các việc làm trên, qua bộ phận chân rết của csVN là HĐCQ/MP đã cho một vài vị vs Cao Đẳng là thành viên của BCH/HĐCQ xuất dương đi chiêu dụ một số võ sư tị nạn cộng sản ở Hải Ngoại về với sự điều động của HĐCQ/MP. Sau đó có một số VS ở Hải Ngoại bị máng lưới của VC tung ra.
5. Nắm lấy tổ đường nơi sinh hoạt của môn phái, nơi biểu tượng của sức mạnh VVN-VVĐ từ trước 1975, với mục đích là nắm lấy cái gốc truyền thống của môn phái VVN-VVĐ.

CÁCH PHÂN BIỆT CÁC VÕ ĐƯỜNG QUỐC DOANH HẢI NGOẠI
Để phân biệt đưọc các võ đường VoViNam thuộc hệ thống Quốc Doanh ở Hải Ngoại, xin các phụ huynh khi cho con em đi học VoViNam nên quan sát cách trang trí võ đường, vì những võ đường nầy:
1. Không bao giờ treo cờ vàng 3 sọc đỏ, một vài võ đường có treo nhưng để đánh lừa quần chúng.
Võ đường VVN hải ngoại thống thuộc HĐCQ quốc doanh trong nước
2. Trên bàn thờ tổ, không thờ vị chưởng môn đời III, và không bao giờ tổ chức lễ tưởng niệm Võ Sư Trần Huy Phong.
3.Về hệ thống hành chánh các võ đường quốc doanh trong nước như sau:
Trích tvăn bản của BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Số: 14/2011/TT-BVHTTDL,ngày 09 tháng 11 năm 2011 :
b) Môn Vovinam:
- Có giấy chứng nhận đã tham gia khóa tập huấn chuyên môn Vovinam do Tổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Vovinam Việt Nam hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp.
- Có bằng đẳng cấp chuyên môn từ Hoàng đai nhất (đai vàng một vạch) trở lên do Liên đoàn Vovinam Việt Nam cấp.http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=27388.
Hệ thống Vovinam Hải Ngoôi không thống thuộc 
VVN quốc doanh trogn nước.

4. Các võ đường nầy thống thuộc các cấp hành chính: Liên Đoàn VVN, Liên Đoàn VVN-Thế Giới, Hội Đồng Chưởng Quãn Môn Phái và Hội Đồng Võ Sư Tương Trợ.
Các dẩn chứng  trên, không đến từ sự nông nổi nhất thời hoặc từ phản ứng chống cộng triệt để như người ta thường gán ép cho những cá nhân hoặc những tổ chức không đồng ý với chính sách và chế độ của đảng Cộng sản Việt Nam, mà nó được chứng minh bởi những kế hoạch đảng hoá và quốc doanh hoá Vovinam-Việt Võ Đạo được chính thức loan báo trên truyền thông cộng sản , qua các văn bản và các sinh hoạt đã được nhà nước VN tổ chức công khai, rầm rộ và qui mô cùng với sự nhập cuộc của các Phó thủ tướng, các quan chức cấp Bộ trưởng, Trung ương đảng và Bộ công an.
GERMANY
1 TRAN Dai Chieu
2 Dinh An Tran
3. Tan Long Nguyen
4 Minh Quang Nguyen
5 Hoang Tan Do
6.Các võ sư Hamburg:Vs Trần Phước Thiện, Vs Cao Hải Thanh Trung, Vs Bùi Long Cửu, Vsth Nguyễn Lê Sơn, Vsth Ngô Quốc Dũng http://www.vovinam-hamburg.de/index.php/de/component/content/article/8-allgemein/19-sonder-seminar-2013
DANMARK(Đan Mạch)
1 Quoc Duc Tran
NORWAY (Na Uy)
1 Quach Chi Cuong
2 Thong Xuan Nguyen
3 Hakon Halleby
4 Firik Chitapunya  Bolsoe
5 Ola Kwan Joon Askland
USA (Hoy Kỳ)
1 Cam Binh
2 Huy Le
3 Quoc Huy Nguyen
4 Thien Loc Nguyen
5 Thanh Phu Duong
6 Thien Kim Tran
Sweden (Thuỵ Điển)
1 Le Phan Huy Phuong
2 Anthony
BELGIUM (Bĩ)
1Vo Tân Tien
FRANCE (Pháp)
1 Sudorruslan Jean-Michel
AUSTRALIA (Úc)
1-Samuel NGUYEN                    
2-Nguyen thi hoai Tram
3-Nguyen hoai Trinh
4- Nguyen hoang Tony
5.Diep Khoi và mốt số vs-hlv khác: Hoàng Phú Quốc, Huỳnh Ngọc An, Quan Tuấn Kiệt, Lý Văn Ngôn, Đào Nguyên Quân, Trần Việt Kha, Huỳnh Kim, Nguyễn Nam, Hoàng Tâm, Minh Tiến, Đặng Công Hùng http://www.vovinamoverseas.com/index.php/vi/tin-t-c/339-tuongtrinh-dh3
Hội Đồng Võ SưTương Trợ (Quốc Doanh)

LỜI KÊU GỌI CỦA VÕ SƯ CAO NIÊN
NGUYỂN VĂN CƯỜNG

Tôi nhân danh Thượng Hội Đồng Võ Sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế Giới, gồm các võ sư Bạch Đai Thượng Đẳng, các võ sư nguyên là thành viên Ban Chấp Hành đầu tiên của Môn Phái Vovinam-Việt Võ Đạo thành lập từ năm 1964 và các võ sư Truyền Nhân của Sư Tổ Nguyễn Lộc. Trân trọng kêu gọi và yêu cầu các võ sư, các nhân sự lãnh đạo hiện nay của Tổng Liên Đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Thế Giới (World Federation Vovinam-Viet Vo Dao), phải cẩn trọng trong vai trò điều hành Môn Phái của mình, đừng bao giờ rùn chân chấp thuận những giải pháp có thể làm nguy hại đến lý tưởng và nền tinh hoa võ học của bản phái. 
Quí vị là những người được Hội Đồng Võ Sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế Giới (World Council of Masters) và các liên đoàn quốc gia bầu cử và ủy thác trọng trách gánh vác Môn Phái. Quí vị là những người có tư cách chính danh để đàm phán với các cơ chế Vovinam trong nước, hầu tìm kiếm những giải pháp tốt đẹp nhất cho Môn Phái, nhưng không có nghĩa là phải nhượng bộ trước những vấn đề cốt lõi và truyền thống của Môn Phái như : Tự chủ, độc lập, tự do và phi chính phủ. Quí vị phải biết đứng ngoài các vấn đề : đảng phái, chính kiến, tôn giáo và chủng tộc, hầu có thể tiếp tục vị trí phổ cập trong cộng đồng thế giới và tư thế của một bộ môn văn hoá, thể thao, võ thuật quốc tế.
Tôi khẩn khoản kêu gọi các phụ huynh môn sinh, các thân hữu, các ân nhân, các nhân sĩ, các chính khách, các ký giả, các hội đoàn, các võ phái bạn, các cơ quan thông tin, các đảng phái và các cơ sở kinh tế… hãy tiếp tay giúp đỡ chúng tôi bảo tồn nền tinh hoa võ học Việt Nam. Vấn đề của Môn Phái Vovinam-Việt Võ Đạo, tuy không phải là việc quốc sự, nhưng Môn Phái là một thành tố của nền văn hoá Việt Nam, một bộ môn đang có triển vọng trở thành một đóng góp cho cộng đồng nhân loại. Một hãnh diện văn hoá-võ thuật có tầm cỡ thế giới mà từ trước đến nay Việt Nam chưa bao giờ có.
Chúng tôi tin rằng với sự lên tiếng cảnh giác của quí vị cùng với những phương tiện truyền thông, thông tin, sẽ cho phép các con em chúng ta và những người ưa chuộng võ thuật, nhận diện chính xác các nhân sự, các tổ chức quốc doanh đang phá hại Môn Phái, đang giáo dục các con em chúng ta vào con đường võ thuật quốc doanh cùng với các tệ nạn của nó, không những tại VN mà ngay cả những nơi quí vị đang cư ngụ tại hải ngoại.
Môn Phái Vovinam-Việt Võ Đạo chỉ là một tổ chức nhỏ bé và hạn hẹp trong lãnh vực văn hoá-võ thuật. Chúng tôi không có khả năng tài chánh, nhân lực, quyền lực và thế lực của cả một bộ máy to lớn như nhà nước Việt Nam. Nhưng chúng tôi có lý tưởng, có ý chí, có môn sinh thật sự trên khắp thế giới, có tổ chức và có chính danh. Không những thế, chúng tôi còn là những môn đệ, những truyền nhân của sư tổ Nguyễn Lộc, đã được hấp thụ và biết tồn trữ nền tinh hoa võ học Vovinam-Việt Võ Đạo từ hơn 70 năm qua. 
Chúng tôi tin rằng trước sự cảnh giác cùng với sự tiếp tay của quí vị, Môn Phái Vovinam-Việt Võ Đạo sẽ không bao giờ có thể bị quốc doanh hoá hoặc đảng hoá bởi bất cứ một thế lực nào, dù có quyền lực đến đâu và đến từ bất cứ nơi nào. 

VII.HỆ THỐNG ĐAI ĐẲNG VVN-VVĐ HẢI NGOẠI

Logo

Đến năm tháng 8 năm 1990, nhân đại hội thành lập Hội Đồng Võ Sư Thế Giới và Tổng Liên Đoàn VoViNam-Việt Võ Đạo Thế giới tại Paris, cố võ sư Chưởng môn Trần Huy Phong đã đề nghị tái lập hệ thống Bạch Đai Thượng Đẳng, dành riêng cho các võ sư nguyên là thành viên BCH/TƯ của môn phái năm 1964 hoặc là các võ sư môn đệ trực tiếp của võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc.http://vovinamworldfederation.eu/vi/hoi-dong-vo-su-the-gioi/thuong-hoi-dong-vo-su-hdvstg.html
 Danh sách chính thức võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo Quốc Tế
Danh sách này bao gồm các võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo được chính thức công nhận bởi Hội Đồng Võ Sư Thế Giới và Tổng Liên Đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Thế Giới. Danh sách được tu chỉnh hàng năm bởi võ sư Tổng Thư Ký Hội Đồng Võ Sư Thế Giới.

Liste officielle des Maîtres Internationaux de Vovinam-VietVoDao

La liste officielle des maîtres internationaux de Vovinam-Viet Vo Dao est reconnue par le Conseil Mondial des Maîtres et par la Fédération mondiale de Vovinam-Viet Vo Dao. Elle est mise à jour annuellement par le Secrétaire Général du Conseil Mondial des Maîtres.

Official list of International Masters of Vovinam-VietVoDao

The official list of international masters of Vovinam-Viet Vo Dao is recognized by the World Council of Masters and the World Federation of Vovinam-Viet Vo Dao. It is updated annually by the General Secretary of the World Council of Masters.
 |  |   |  |  |  |  |  |  |  |  |  |  |  | vietnam 

VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC 
ALLEMAGNE / GERMANY

Tên / Nom / Name
Đẳng Cấp
Grade / Rank
International
Grade / Rank
Ghi chú / Nota
1
 Nguyễn Tiến Hội
7ème Dang
Master
2
 Schwerdtmann Jürgen
6ème Dang
Master
3
 Özen Can
5ème Dang
Master
4
 Appiah George
5ème Dang
Master
5
 Holzwarth Mark
4ème Dang
Master-Trainee
6
 Huck Sven
4ème Dang
Master-Trainee
7
 Straub Carsten
4ème Dang
Master-Trainee
8
 Trojan Axel
4ème Dang
Master-Trainee

VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO ÚC ĐẠI LỢI 
AUSTRALIE / AUSTRALIA

Tên / Nom / Name
Đẳng Cấp
Grade / Rank
International
Grade / Rank
Ghi chú / Nota
 
Trần Huy Quyền (1945-2001)
Thượng Đẳng - Supreme
Master
1
Lê Công Danh
Thượng Đẳng - Supreme
Master
2
Nguyễn Văn Thông

Master
3
Lê Thành Nhân
6ème Dang
Master
4
Hồ Quang Thanh Sơn
5ème Dang
Master
5
Phạm Thị Loan
5ème Dang
Master
6
Lê Hữu Tài
4ème Dang
Master-Trainee
7
Nguyễn Hữu Hùng
4ème Dang
Master-Trainee
8
Nguyễn Ngọc Anh
4ème Dang
Master-Trainee
9
Lê Quang Trung
4ème Dang
Master-Trainee
10
Trần Quang Sơn
4ème Dang
Master-Trainee
11
Nguyễn Văn Tuấn
4ème Dang
Master-Trainee
12
Võ Kinh Quốc
4ème Dang
Master-Trainee
13
Trần Pierre
4ème Dang
Master-Trainee
14
Trần Thông Vincent
4ème Dang
Master-Trainee
15
Hứa Quang
4ème Dang
Master-Trainee

VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO VƯƠNG QUỐC BỈ 
BELGIQUE / BELGIUM

Tên / Nom / Name
Đẳng Cấp
Grade / Rank
International
Grade / Rank
Ghi chú / Nota
1
Huỳnh Hữu Quý
6ème Dang
Master
2
Phùng Nguyên
4ème Dang
Master-Trainee
  3Trần Quí Bảo4ème DangMaster-Trainee

VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO BẠCH NGA 
BIÉLORUSSIE / BIELORUSSIA

Tên / Nom / Name
Đẳng Cấp
Grade / Rank
International
Grade / Rank
Ghi chú / Nota
1
PAPOU Uladzimir
4ème Dang
Master-Trainee

VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO BURKINA-FASO 
BURKINA-FASO

Tên / Nom / Name
Đẳng Cấp
Grade / Rank
International
Grade / Rank
Ghi chú / Nota
1
KINDA Jean-Pascalvovinam hongdai 1
blackbelt 55ème Dang
Master
2
SAVADOGO Arouna
4ème Dang
Master-Trainee
  3NASSOURI Moussa4ème DangMaster-Trainee

VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO GIA NÃ ĐẠI 
CANADA

Tên / Nom / Name
Đẳng Cấp
Grade / Rank
International
Grade / Rank
Ghi chú / Nota
1
Hà Trọng Thịnh
Thượng Đẳng - Supreme
Master
2
Trần Văn Trung
6ème Dang
Master
3
Nguyễn Hữu Tô Đồng
6ème Dang
Master
4
Phạm Đình Tự
5ème Dang
Master
5
Nguyễn Cao Khanh
5ème Dang
Master
6
Bùi Thị Tuyết Nga
5ème Dang
Master
7
Phạm Ngọc Danh
4ème Dang
Master-Trainee

VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO TÂY BAN NHA 
ESPAGNE / ESPAÑA

Tên / Nom / Name
Đẳng Cấp
Grade / Rank
International
Grade / Rank
Ghi chú / Nota
1
Méndez Febles Francisco Javiervovinam hongdai 1
blackbelt 55ème Dang
Master
2
Hdez Rodríguez Salvador
4ème Dang
Master-Trainee
3
Santana Sánchez Juan Manuel
4ème Dang
Master-Trainee

VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO PHÁP 
FRANCE

Tên / Nom / Name
Đẳng Cấp
Grade / Rank
International
Grade / Rank
Ghi chú / Nota
  Rouquette Jean-Claude
4ème Dang
Master-Trainee
01
 Trần Nguyên Đạo
7ème Dang
Master
02
 Ly Sary
6ème Dang
Master
03
 Nguyễn Thế Trường
6ème Dang
Master
04
 Bá Hiển
5ème Dang
Master
05
 Nguyễn Phi Long
6ème Dang
Master
06
 Hà Kim Khánh
6ème Dang
Master
07
 SFORZA Aldo
6ème Dang
Master
08
 MIESCH Philippe
6ème Dang
Master
09
 BLOUME Daniel
5ème Dang
Master
10
 Hà Kim Chung
5ème Dang
Master
11
 TRAN Antonella
5ème Dang
Master
12
 GUERRIB Amar
5ème Dang
Master
13
 CROZON Serge
6ème Dang
Master
14
 LOUAI Bá Phúc
5ème Dang
Master
15
 SEURIN Thierry
4ème Dang
Master-Trainee
16
 TA Jean-Pierre
4ème Dang
Master-Trainee
17
 PY Michel
4ème Dang
Master-Trainee
18
 GREGORI Emmanuel
4ème Dang
Master-Trainee
19
 NAGOT Angela
4ème Dang
Master-Trainee
20
 FAUCHER Gérald
4ème Dang
Master-Trainee
21
 GEURRIB Mai
4ème Dang
Master-Trainee
22
DUCOUSSO Jean-Philippe
4ème Dang
Master-Trainee
 23FALEYRAS Alex4ème DangMaster-Trainee
 24FORESTIER Olivier4ème DangMaster-Trainee
 25LAMA  David4ème DangMaster-Trainee
 26QUILLIOT Fabrice4ème DangMaster-Trainee

VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO Ý ĐẠI LỢI
ITALIE / ITALIA

Tên / Nom / Name
Đẳng Cấp
Grade / Rank
International
Grade / Rank
Ghi chú / Nota
1
Nguyễn Hữu Sang
5ème Dang
Master

VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO SENEGAL 
SÉNÉGAL

Tên / Nom / Name
Đẳng Cấp
Grade / Rank
International
Grade / Rank
Ghi chú / Nota
1
SENE Abdoulaye
5ème Dang
Master
2
Seydina Ababacar DIOUF
4ème Dang
Master-Trainee

VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO THỤY SĨ
SUISSE / SWITZERLAND

Tên / Nom / Name
Đẳng Cấp
Grade / Rank
International
Grade / Rank
Ghi chú / Nota
1
Hà Chí Thành
7ème Dang
Master
2
Phạm Công Hoà
4ème Dang
Master-Trainee
3
Phan Đình Tuy Jean
4ème Dang
Master-Trainee

VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO LIÊN BANG NGA 
RUSSIE / RUSSIA

Tên / Nom / Name
Đẳng Cấp
Grade / Rank
International
Grade / Rank
Ghi chú / Nota
1
PROSHUNIN Leonid
4ème Dang
Master-Trainee

VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO HOA KỲ
ETATS-UNIS / USA

Tên / Nom / Name
Đẳng Cấp
Grade / Rank
International
Grade / Rank
Ghi chú / Nota
 
 Trần Đức Hợp (1931-2000)
Thượng Đẳng - Supreme
Master
  Nguyễn Văn Lương
5ème Dang
Master
 1 Nguyễn Dần
Thượng Đẳng - Supreme
Master
 2 Lê Trọng Hiệp
Thượng Đẳng - Supreme
Master
 3 Phạm Hữu Độ
Thượng Đẳng - Supreme
Master
 4 Lê Văn Phúc
Thượng Đẳng - Supreme
Master
 5 Trần Bản Quế
Thượng Đẳng - Supreme
Master
 6 Phan Quỳnh
Thượng Đẳng - Supreme
Master
 7 Ngô Hữu Liễn
Thượng Đẳng - Supreme
Master
 8 Nguyễn Văn Cường
Thượng Đẳng - Supreme
Master
 9 Trần Thế Phượng
Thượng Đẳng - Supreme
Master
 10 Nguyễn Văn Đông
Thượng Đẳng - Supreme
Master
 11 Trần Văn Bé
8ème Dang
Master
 12 Nguyễn Tiến Hoá
7ème Dang
Master
 13 Nguyễn Thế Hùng
7ème Dang
Master
 14 Võ Văn Trung
6ème Dang
Master
 15 Võ Thành Long
6ème Dang
Master
 16 Bùi Khắc Hùng
6ème Dang
Master
 17 Trần Văn Vịnh
6ème Dang
Master
 18 Tạ Văn Lương Việt
6ème Dang
Master
 19 Nguyễn Trung Thành
6ème Dang
Master
 20 Phạm Văn Thành
6ème Dang
Master
 21 Huỳnh Trọng Tâm
6ème Dang
Master
 22 Nguyễn Văn Hoàn
5ème Dang
Master
 23 Phạm Phú Thành
5ème Dang
Master
 24 Nguyễn Văn Ngà
5ème Dang
Master
 25 Nguyễn Chính
5ème Dang
Master
 26 Lê Đoàn
5ème Dang
Master
 27 Lê Huy Chương
5ème Dang
Master
 28 Phùng Mạnh Tâm
5ème Dang
Master
 29 Lê Quang Liêm
5ème Dang
Master
 30 Trần Văn Hoài
5ème Dang
Master
 31 Nguyễn T. Kevin
5ème Dang
Master
 32 Nguyễn Bá Dương
5ème Dang
Master
 33 Nguyễn Văn Đỏ
4ème Dang
Master-Trainee
 34 Phạm Văn Bảo
5ème Dang
Master
 35 Nguyễn Văn Phụng
4ème Dang
Master-Trainee
 36 Đỗ Anh Tuấn
4ème Dang
Master-Trainee
 37 Trần Mỹ Đức
4ème Dang
Master-Trainee
 38 Nguyễn Văn Tâm
4ème Dang
Master-Trainee
 39 Trần Bảy
5ème Dang
Master-Trainee
 40 Huỳnh Thu Hà
5ème Dang
Master-Trainee
 41 Nguyễn Văn Kính
4ème Dang
Master-Trainee
 42 Lê Tấn Khanh
4ème Dang
Master-Trainee
 43 Lê Quang Danh
4ème Dang
Master-Trainee
 44 Nguyễn Thị Lài
4ème Dang
Master-Trainee
 45 Tôn Thất Lăng
4ème Dang
Master-Trainee
 46 Trần Huỳnh Long
4ème Dang
Master-Trainee
 47 Cấn Đình Thọ
4ème Dang
Master-Trainee
 48 Trần Văn Thanh
4ème Dang
Master-Trainee
 49 Wòng Cầu
4ème Dang
Master-Trainee
 50 Nguyễn T. Thomas
4ème Dang
Master-Trainee
 51 Nguyễn Hạnh
4ème Dang
Master-Trainee
 52 ORNELAS José
4ème Dang
Master-Trainee
 53 Lâm Quang Lân
3ème Dang
Master-Trainee

VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO UKRAINA
UKRAINE / UKRAINA

Tên / Nom / Name
Đẳng Cấp
Grade / Rank
International
Grade / Rank
Ghi chú / Nota
1
Maksym Vershyna
4ème Dang
Master-Trainee

VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO VIỆT NAM 
VIETNAM

Tên / Nom / Name
Đẳng Cấp
Grade / Rank
International
Grade / Rank
Ghi chú / Nota
  Phùng Mạnh Chữ (1938-1967)
Thượng Đẳng - Supreme
Master
  Trần Huy Phong (1938-1997)
Chưởng Môn - Patriarch
Master
  Trịnh Ngọc Minh (1939-1998)
Thượng Đẳng - Supreme
Master
  Lê Sáng (1920-2010)
Chưởng Môn - Patriarch
Master
  1 Phan Dương Bình
Thượng Đẳng - Supreme
Master
  2 Nguyễn Văn Thông
Thượng Đẳng - Supreme
Master
  3 Trần Tấn Vũ
Thượng Đẳng - Supreme
Master
  4 Ngô Kim Tuyền
Thượng Đẳng - Supreme
Master
  5 Trương Quang An
5ème Dang
Master
  6 Văn Chu Đồng
5ème Dang
Master
  7 Phạm Thị Cúc
5ème Dang
Master
  8 Nguyễn Xuân Hải
5ème Dang
Master
  9 Nguyễn Mạnh Thắng
5ème Dang
Master
 10 Vũ Kim Trọng
4ème Dang
Master-Trainee
 11 Nguyễn Văn Chi
4ème Dang
Master-Trainee
 12 Lê Hoàng Ngân
3ème Dang
Master-Trainee
Các Vs Niên Trưởng

VÕ SƯ NGUYỄN DẦN

vovinam-daichuongmon

Võ sư Nguyễn Dần Đại Hội Võ Sư Quốc Tế 1990 – California - Usa- Bạch Đai Chủ Tịch Hội Đồng Võ Sư Thế Giới (*)
- Môn đệ trực tiếp của võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc
- Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Vovinam-VVĐ Quốc Tế (1990-1992)
- Chủ Tịch Hội Đồng Võ Sư Thế Giới (3 nhiệm kỳ 2004-2016)
Võ sư Nguyễn Dần sinh năm 1924 tại Miền Bắc Việt Nam. Ông vốn là một trong những truyền nhân và đồng thời là bào đệ của sư tổ Nguyễn Lộc.
Ông bắt đầu tập huấn Vovinam từ năm 12 tuổi (1936), trong thời kỳ sư tổ Nguyễn Lộc đang nghiên cứu thành lập hệ thống võ thuật môn phái.
Ông là một trong những môn sinh tham gia thành lập võ đường đầu tiên năm 1940 tại trường sư phạm Hà Nội (Ecole Normale), đường Đỗ Hữu Vị. Sau đó, phụ giúp sư tổ Nguyễn Lộc khai giảng liên tiếp nhiều lớp võ tại Hà Nội như trường Chu Văn An tại quận Ba Đình.

VÕ SƯ LÊ VĂN PHÚC

vovinam-bachdai-thuongdang

master LeVanPhuc- Bạch đai thượng đẳng
- Môn đệ trực tiếp của võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc
- Thành viên lãnh đạo Hội Đồng Võ Sư Thế Giới (nhiệm kỳ 1996-2000 và 2000-2004).
- Thành viên Thượng Hội Đồng Võ Sư Thế Giới.
Võ sư Lê Văn Phúc sinh năm 1934, vốn không những là một trong 14 võ sư niên trưởng của môn phái mà ông còn là một nhà thơ, nhà văn và ký giả của nhiều tờ báo và đài phát thanh tại các quốc gia như :  Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi và Anh Quốc (đài BBC).
Trong môn phái ông có một vị trí rất đặc biệt trong tâm hồn các môn sinh Vovinam-Việt Võ Đạo. Ông được mọi người quí mến không phải vì ông là bậc thầy hoặc là nhà văn có tiếng,

VÕ SƯ PHAN DƯƠNG BÌNH

vovinam-bachdai-thuongdang

master PhanDuongBinh- Bạch đai thượng đẳng
- Môn đệ trực tiếp của võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc
- Phó chủ tịch Thượng Hội Đồng Võ Sư Thế Giới (nhiệm kỳ 2008-2012 và 2012-2016)
Võ sư Phan Dương Bình (10/10/1929 tại Hà Nội) vốn là một cao đồ của võ sư Nguyễn Lộc. Ông nhập môn năm 1949 (năm 20 tuổi), khoá Vovinam mở cho quần chúng tại phố Hàng Than. Ông bước vào môn phái cùng thời với võ sư Trần Đức Hợp (cùng ngày, cùng khóa) tại Phố Hàng Than Hà Nội.
Đặc biệt, ngay từ ngày nhập môn, võ sư Nguyễn Lộc đã nhận thấy võ sư Phan Dương Bình là người có năng khiếu, nên ông kéo về tập riêng tại tư gia của ông tại Phố Hàng Than. Ít lâu sau thì đổi về võ đường phố Tôn Đản, ông vừa tập vừa làm trợ giáo cho võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc.










VIII.Thành viên lãnh đạo Hội Đồng Võ Sư Thế Giới nhiệm kỳ 2012-2016
 
Membres élus du Conseil Mondial des Maîtres, mandat 2012-2016
Member elected of The World Council of Masters,  mandate 2012-2016
  Chủ Tịch
  Président / President
 Nguyễn Dần  Hoa Kỳ - Usa
  Phó Chủ Tịch
  Vice-président / Vice-president
 Võ Trung  Hoa Kỳ - Usa
  Tổng Thư Ký
  Secrétaire Général / General Secretary
 Trần Nguyên Đạo  Pháp - France
  Thành viên
  Membre / Member
Nguyễn Tiến Hội  Liên Bang Đức -  Germany
 Nguyễn Thế Trường  Pháp – France
 Nguyễn Chính  Hoa Kỳ - Usa
 KINDA Jean-Pascal  Burkina-Faso
 Hồ Quang Thanh Sơn  Úc Đại Lợi - Australia
 Kết quả đại hội Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới kỳ 7, 24 - 28 tháng 05-2012 – Paris - Cộng Hoà Pháp
Đại hội Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới kỳ 7 đã được kết thúc tốt đẹp sau 5 ngày sinh hoạt dồn dập, nghiêm túc và trong cảm xúc của các võ sư đến từ 4 Châu. Sau đây là các tổng kết ngắn gọn những thành quả của đại hội trong lúc chờ đợi biên bản chính thức :
Thi và trình luận án võ sư :
8 võ sư đã thi đậu chuẩn hồng đai,  gồm : 5 Pháp, 1 Bỉ, 1 Burkina-Faso và 1 Ukraina.
4 võ sư trình luận án thành công tốt đẹp gồm : 1 Pháp, 1 Bỉ, 1 Tây Ban Nha và 1 Côte d'Ivoire (Phi Châu)
8 võ sư được tấn phong gồm : 1 Pháp, 1 Bỉ, 1 Burkina-Faso và 5 Hoa Kỳ.
Sĩ số tham gia:
Nhân số võ sư tham dự gồm 110 người, được chia ra : 63 võ sư hiện diện, 47 ủy quyền.
Các liên đoàn quốc gia tham dự gồm 14 quốc gia : Hoa kỳ, Pháp, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Ukraina, Belarus, Marocco, Liên Xô, Senegal, Mali, Burkina-Faso và Úc Đại Lợi.
Tổng số các môn sinh tham dự gồm 425 người, trong đó 314 thí sinh tham dự tranh giải.
Tham dự danh dự : Gs Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Biểu quyết các dự án :
Tất cả các dự án đều được biểu quyết thông qua cùng một số sửa đổi :
Dự án tu chỉnh hệ thống đẳng cấp quốc tế
Dự án tu chỉnh nguyên tắc ủy quyền
Dự án thay đổi 10 điều Tâm Niệm thành 9 điều Tâm Niệm.
Dự án Qui Ước Chương Trình Huấn Luyện Vovinam-Việt Võ Đạo Quốc Tế.
Các tân lãnh đạo, đắc cử vào Hội Đồng Võ Sư Thế Gìới  :
Chủ tịch : Võ sư Nguyễn Dần (bào đệ võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc)
Phó chủ tịch : Võ sư Võ Trung (Usa)
Tổng thư ký : Võ sư Trần Nguyên Đạo (Fr)
Thành viên : Võ sư Nguyễn Tiến Hội (Ger), Nguyễn Chính (con trai võ sư sáng tổ - Usa), Nguyễn Thế  Trường(Fr), KINDA Jean-Pascal (Phi Châu), Hồ Quang Thanh Sơn (Aus)
Tân thành viên Thượng Hội Đồng Võ Sư Thế Giới :
Chủ tịch : Võ sư Ngô Hữu Liễn (Usa)
Phó chủ tịch : Võ sư Phan Dương Bình (VN)
Tổng thư ký : Võ sư Nguyễn Văn Cường (Usa)
Đắc cử tân chủ tịch Tổng Liên Đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Thế Giới :
Võ sư Nguyễn Thế Thierry (Fr)

IX.Thơ chúc mừng đại hội Vovinam-VVD Thế giới kỳ VII của phu nhân cố võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc.
Các quý vị Võ sư, Huấn luyện viên và Môn sinh các cấp thân mến,

Tôi vô cùng hân hạnh và xúc động được biết nhân dịp tổ chức Đại Hội Vovinam-Việt Võ Đạo Thế Giới Kỳ 7 tại thủ đô Paris, Pháp Quốc. Quý vị cũng tổ chức tưởng niệm công ơn của võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc như một truyền thống tốt đẹp, uống nước nhớ nguồn, của đại gia đình Môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo

Đối với tôi thì không còn gì sung sướng và hãnh diện nào hơn, khi hàng hàng, lớp lớp những võ sư, huấn luyện viên và môn sinh các cấp của nhiều thế hệ vẫn nối tiếp nhau phát huy Môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo mỗi ngày một vững mạnh, mở rộng lớn khắp thế giới, cùng vẫn giữ tâm niệm tưởng nhớ và tri ân vị võ sư Sáng tổ của Môn phái.
Thật thế ! Vovinam-Việt Võ Đạo không chỉ là di sản quí báu của đại gia đình Môn phái chúng ta, mà còn là tài sản vô giá của quốc gia và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, cho nên hàng năm các võ sư, huấn luyện viên và môn sinh các cấp ở khắp năm châu đều cử hành lễ tưởng niệm như quí vị đang làm năm nay. Để vừa bầy tỏ lòng tri ân sâu xa đến công ơn võ sư sáng tổ, vừa nhắc nhở nhau rèn luyện Thân-Tâm-Chí-Tánh, cũng như nhớ đến nghĩa vụ duy trì và phát triển Môn phái vậy.
Trong niềm hân hoan và hãnh diện chung này, toàn thể gia tộc chúng tôi ngỏ lời cám ơn đến quí vị võ sư, huấn luyện viên và môn sinh các cấp hiện diện trong đại hội năm nay và cầu chúc đại hội Vovinam-Việt Võ Đạo Thế Giới Kỳ 7, thành công tốt đẹp và rực rỡ nhất.
Thân ái ! Chào thăm toàn thể đại gia đình Vovinam-Việt Võ Đạo.

Hoa Kỳ, ngày 31 tháng 03 năm 2012.

Phu nhân cố võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc
Khuê danh Nguyễn Thị Minh


X.DANH SÁCH CÁC VÕ SƯ ĐANG TỊ NẠN CỘNG SẢN TẠI CÁC QUỐC GIA TỰ DO 

Các võ sư Niên Trưởng phải bỏ nước xin tị nạn tại các quốc gia tự do gồm: Nguyễn Dần (bào đệ Vs Sáng Tổ Nguyễn Lộc), Hà Trọng Thịnh (Can), Bùi Thiên Nghĩa (Aus), Nguyễn Văn Thư (Usa), Trần Đức Hợp (Usa), Lê Trọng Hiệp (Usa), Nguyễn Văn Cường (Usa), Ngô Hữu Liễn (Usa), Phan Quỳnh (Usa), Phạm Hữu Độ, Lê Văn Phúc (Usa)… 
Các võ sư cao cấp thời 1975 : Trần Huy Quyền (Aus), Nguyễn Văn Thông (Aus), Lê Công Danh (Aus), Trần Văn Bé (Usa), Nguyễn Xuân Ngọc (Usa), Phùng Mạnh Tâm (Usa), Nguyễn Văn Đông (Usa), Trần Văn Trung (Can), Nguyễn Hữu Tô Đồng (Can), Phạm Đình Tự (Can), Nguyễn Tiến Hoá (Usa), Huỳnh Trọng Tâm (Usa),



Các võ sư, huấn luyện viên trẻ thời 1975 : Lê Thành Nhân (Aus), Phạm Văn Bảo (Usa), Nguyễn Văn Phụng (Usa), Trần Mỹ Đức (Usa), Tạ Văn Lương Việt (Usa), Trần Văn Vịnh (Usa), Nguyễn Thế Hùng (Usa), Võ Trung (Usa), Võ Thành Long (Usa), Võ Ước (Usa), Bùi Khắc Hùng (Usa), Nguyễn Chính (Usa – con ruột của Vs sáng tổ Nguyễn Lộc), Nguyễn Quân (Cháu ruột của Vs sáng tổ Nguyễn Lộc), Phạm Văn Thành (Usa), Nguyễn Văn Hoàn (Usa), Phạm Phú Thành (Usa), Lê Huy Chương (Usa), Lê Đoàn (Usa), Nguyễn Văn Nga (Usa), Lê Quang Liêm (Usa), Trần Văn Hoài (Usa), Đỗ Anh Tuấn (Usa), Trần Bảy (Usa), Huỳnh Thu Hà (Usa), Nguyễn Văn Kính (Usa), Lê Tấn Khanh (Usa), Tôn Thất Lăng (Usa) … Nguyễn Tiến Hội (Đức), Nguyễn Thành Xê (Đức), Nguyễn Hữu Sang (Ý), Nguyễn Điện (Pháp), Nguyễn Cao Khanh (Can), Phạm Ngọc Danh (Can)
XI.CHẤN CHỈNH CƠ CẤU ĐIỀU HÀNH VVN-VVĐ HẢI NGOẠI


Ngày 24 tháng 5 năm 1989, VSCM Lê Sáng gửi một văn thư chỉ dụ cho toàn thể môn đồ VOVINAM-Việt Võ Đạo tại hải ngoại, ủy nhiệm các võ sư cao cấp Nguyễn Dần, Nguyễn Văn Thư, Phạm Hữu Độ, Lê Trọng Hiệp, và Phan Quỳnh thành lập Ủy Ban Trù Bị tổ chức Đại Hội Võ Sư VVN-VVĐ Hải Ngoại để bầu Ban Chấp Hành và Ban Thường Vụ Hội Đồng Võ Sư Điều hành phong trào VVN-VVĐ Hải Ngoại nhằm thống nhất lề lối phát triển đồng bộ phong trào VVN-VVĐ ở nước ngoài .


Đại hội VOVINAM-Việt Võ Đạo thế giới đầu tiên được tổ chức tại Orange County, Caifornia Hoa Kỳ, từ ngày 30 tháng 6 đến hết ngày 1 tháng 7 năm 1990 với sự tham dự của các VS, HLV VVN-VVĐ đại diện các châu lục, các quốc gia trên thế giới. Đại Hội đã biểu quyết thành lập Tổng Liên Đoàn VOVINAM-Việt Võ Đạo Quốc Tế với các nhân sự như sau:


Chủ Tịch Ban Điều hành : VSNT Nguyễn Dần,
Chủ Tịch Ban Thường vụ : VS Lý Phúc Thái.
Các Ủy Viên :
VS. Dương Víết Hùng Tổng Vụ Trưởng VVN-VVĐ Mỹ Châu
VS Lê Công Danh, Tổng Vụ Trưởng VVN-VVĐ Úc Châu
VS Hà Kim Khánh, Tổng Vụ Trưởng VVN-VVĐ Âu Châu
HLV Nguyễn Ngọc Mỹ, Tổng Vụ Trưởng VVN-VVĐ Phi Châu.


Có thể nói đây là đại hội đầu tiên có tính cách quy mô, rộng lớn qui tụ hầu hết các võ sư huấn luyện viên được đào tạo tại Việt Nam và hiện đang hoạt đông trên khắp năm châu. Nhưng các cơ cấu thiết lập do Đại hội 1990 đã không đáp ứng được với đà phát triển Vovinam Việt Võ Đạo tại hải ngoại cũng như chưa cập nhật hóa được những tư tưởng tự do, dân chủ của các nước tây phương, việc phong đai đẳng bừa bãi, môt nhậy cảm đối với toàn thể môn đồ, nên chỉ gần một năm sau toàn bộ cơ chế đã tan vỡ.


Ngày 10-04-1991, võ sư Chưởng môn Lê Sáng đã ký quyết định số 22/QD/CM cải tổ Tổng Liên Đoàn Vovinam Thế giới và thành lập Ban Đặc Nhiệm Lãnh Đạo VVN-VVĐ gồm 5 thành viên là các võ sư cao cấp:


Chủ tịch : Võ sư Niên trưởng Lê Trọng Hiệp,
Phó Chủ tịch : VSNT Phan Quỳnh,
Các Ủy viên :
VSNT Ngô Hữu Liễn,
VSNT Nguyễn văn Cường,
VSNT Phạm Hữu Độ.


Nhiệm vụ Ban Đặc Nhiệm Lãnh Đạo Vovinam Việt Võ Đạo là chấn chỉnh và tổ chức lại cơ cấu lãnh đạo môn phái tạm thời tại hải ngoại .


Trong nước thì áp lực của cs ngày càng đè nặng lên VVN, năm 1996 võ sư chưởng môn đời III Trần Huy Phong ( Bạch đai chưởng môn) đã đến Paris và chủ tọa Đại Hội Thành Lập Hội Đồng Võ Sư Vovinam-VVĐ Thế Giới và Tổng Liên Đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Thế Giới. Đó là kế hoạch thiên đô của VoViNam-Việt Võ Đạo từ trong nước ra Hải ngoại. Hai cơ cấu Vovinam-Việt võ đạo được chính danh thành lập với sự tham dự đông đảo của các võ sư cao niên và các võ sư cao đẳng. 
VsTrần Huy Phong mặc đồ đen, tại võ đạo quán Cây tre,
 khi tạp chí Karate Bushido của Pháp phỏng vấn
 và chụp ảnh vào đầu năm 1990.
Cố võ sư chưởng môn đời III Trần Huy Phong
Đại hội thành lập các cơ chế quốc tế chính thức của Vovinam-VVĐ , được tổ chức tại Paris - Cộng Hoà Pháp - vào các ngày 16 và 17 tháng 08-1996. Trọng trách tổ chức được trao cho võ sư Trần Nguyên Đạo. Thành phần tham dự gồm có 70 võ sư, đại diện cho 10 quốc gia trên thế giới. Kết quả của đại hội là một cơ cấu điều hành cho môn phái VoViNam được thành lập để điều hành các hoạt động của VVN-VVĐ Hải Ngoại như sau:
Ban Chấp Hành Hội Đồng Võ Sư Thế Giới nhiệm kỳ đầu tiên (1996-2000): Tổng Thư Ký : Vs Nguyễn Văn Cường và 4 võ sư thành viên lãnh đạo : Hà Trọng Thịnh(Gia Nã Đại), Phan Dương Bình (VN), Lê Trọng Hiệp (Usa), Phan Quỳnh (Usa).
Ban Chấp Hành Tổng Liên Đoàn Thế Giới nhiệm kỳ đầu tiên (1996-2000) : Chủ Tịch : Vs Ngô Hữu Liễn (Usa), Phó chủ tịch : Vs Lê Công Danh (Úc Đại Lợi), Tổng Thư Ký : Vs Huỳnh Trọng Tâm (Usa), Thủ Quĩ : Võ Trung (Usa).
Sau Đại Hội Thế Giới Kỳ 6 – 2008.


Ban Chấp Hành Hội Đồng Võ Sư Thế Giới nhiệm kỳ 2008-2012 : 
Chủ Tịch : Vs Nguyễn Dần (Bào đệ cố Vs sáng tổ Nguyễn Lộc), 
Phó chủ tịch : Vs Võ Trung, 
Tổng Thư Ký : Vs Trần Nguyên Đạo và 5 võ sư thành viên lãnh đạo : Lê Công Danh (Úc Đại lợi), Nguyễn Hữu Tô Đồng, (Gia Nã Đại), Nguyễn Văn Đông (Usa), Nguyễn Thế Trường (Pháp), Hồ Quang Thanh Sơn (Úc Đại Lợi).
Ban Chấp Hành Tổng Liên Đoàn Thế Giới nhiệm kỳ 2008-2012 : 
Chủ Tịch : Vs Nguyễn Thế Thierry (Pháp), 
Tổng Thư Ký : Vs TK Kevin (Usa) Thủ Quĩ : Vs Petersen Léon (Pháp), 
Ủy Viên Thường Trực : Nguyễn Thế Hùng (Usa).


XII.HỆ LỤY GÌ SẼ ĐẾN? - KHI NGƯỜI MÔN SINH VVN-VVĐ LÀ MỘT CÔNG AN, QĐ/NHÂN DÂN, SV-HS.
Bộ mặt thật, đến ngày hôm nay của đảng cộng cộng sản là một đảng phi nhân, phi dân chủ, bán nước buôn dân làm tay sai cho Tàu Cộng, được bảo vệ bởi lá chắn là hệ thống Công An và Quân Đội Nhân Dân. Nếu một người môn sinh là CA hay QĐND thì ngay bản thân của họ đã là những hàng ngủ đang đánh mất dần Việt tính và Việt tình, đừng nói chi đến võ đạo hay Chủ Thuyết Tâm Thân. Những con người sẳn sàng đem tài sức mình bảo vệ đảng, quay lưng với dân tộc và tổ quốc, như thế làm sao xứng  đáng với điều tâm niệm thứ 8 là:"Việt Võ Đạo sinh kiện toàn ý chí đanh thép để thắng phục cường quyền và bạo lực"??
Như thế, nếu hàng ngủ nầy còn tiếp nhận sự huấn luyện và đào tạo của VVN-VVĐ, không khác nào môn phái đang ra sức mài móng vuốt cho họ.
Hãy nhìn lại lại gia đình sáng tổ môn phái VVN-VVD Nguyễn Lộc để thấy hành động rất chính trị của gia đinh ông. Lúc đầu đem môn sinh biểu diển ra mắt VVN tại Hà Nội, lúc đất nước còn bị cai trị bởi thực dân Pháp, ông không cho môn sinh của mình nghiêm lễ theo truyền thống môn phái trước mặt khán giả mà trong đó có những bộ mặt thực dân, Ông và các môn sinhchỉ nghiêm lễ sau sân khấu.  Đến năm 1954, ông đã từ chối xây dựng tiếp tục VV-VVĐ trên phần đất của cộng sản nắm chính quyền để cùng toàn gia đình di cư vào nam VN sống và sinh hoạt với thể chế dân chủ tự do của VNCH.
Đất tốt mới sinh trái tốt! Thật vậy trong vòng hơn 10 năm  (1964-1975) dưới một thể chế chính trị tự do, mọi sinh hoạt đều độc lập với chính quyền, môn phái đã cung cấp cho VNCH một số môn sinh hết lòng yêu nước, không làm tay sai cho bất cứ một đảng phái nào... Các học đường nơi nơi đều có mặt VVN-VVĐ, nhưng không bao giờ có xãy ra tình trạng bạo hành trong học đường lên mức độ cao như bây giờ. Quân đội thì sẳn sàng với lý tưởng bảo quốc an dân, Cảnh sát thì là bạn dân...những hình ảnh cao đẹp đó ngày nay không còn tìm thấy nơi các thế hệ thanh niên trong chế độ XHCNVN ngày hôm nay.

Hình ảnh người CAND ngày hôm nay chính là những con ác quỷ đội lốt người, những chuyên viên chuyên đi đàn áp người yêu nước, đàn áp nhân dân, ra sức bảo vệ đảng....một lớp người quay mặt với tổ quốc và nhân dân, là những đám cận vệ của những tên thái thú trong cái gọi là Bắc Bộ Phủ. 
Đây là hình ảnh những người CAND đã quay mặt lại với nhân dân, 
đang ra sức đàn áp người biểu tình chống Tàu Cộng xăm lăng VN.
 Những người CAND nầy đang bảo vệ cho ai?? sao lại đánh đâp người yêu nước?
 xin xem phần cuối của clip nầy để thấy họ đạp vào mặt người yêu nước. 
Tôi không dám nghĩ đó là những người CAND đã được VVN quốc doanh huấn luyện?


Công An đàn áp và đánh người biểu tình 
phản đối Tập Cận Bình 5/11/2015
Trờ lại gia đình cụ Nguyễn Lộc, gồm cụ bà Nguyễn Thị Minh ( phu nhân cố vs sáng tổ Nguyễn Lộc), cùng bào đệ của phu sáng tổ Nguyễn Lộc là VS Nguyễn Dần và các con, đến tháng 4 năm 1975, một lần nữa phải từ giã miền nam VN để đến tị nạn tại Hoa Kỳ. Gia đình cụ sáng tổ của chúng ta, khi cộng sản đến đâu là chạy đến đó! Điều đó đồng nghĩa với một thái độ chính trị rất dứt khoát trước đây vào năm 1954 và sau đó 21 năm là vào năm 1975, của gia đình cụ sáng tổ môn phái VoViNam, trước sau như một là không cộng tác với cường quyền cộng sản VN.  
Thái độ chính trị của gia đinh sáng tổ và 70% các võ sư cao niên, cao đẳng trong môn phái là điều đáng để hàng ngủ môn sinh VoViNam trong và ngoài nước suy nghỉ về vị trí đúng của mình trong lòng dân tộc. Vì trong VoViNam là dân và dân chính là VoViNam. Môi trường sống của VVN-VVĐ là trong dòng sinh mệnh của dân tộc, không phải là trong vòng tay của đảng csVN.
Bất cứ một đảng nào rồi củng chỉ cầm quyền trong một giai đoạn lịch sử - không bao giờ trường tồn. Thể chế nào rồi củng có ngày đi qua chỉ còn lại dân tộc và tổ quốc là trường tồn.
Anh là Ai? Việt Nam Tôi Đâu? (Việt Khang)
 Bằng Chứng Bán Nước của CSVN
Thái độ đứng đắn của mộn môn sinh là chọn cho mình một điễm đứng thật tốt, đừng vì nông nổi nhất thời mà lạc bước vào chốn ảo của VVN do nhà nước cộng sản thành lập, cuối cùng trỡ thành những tội đồ của môn phái và dân tộc. Bánh xe lịch sử không bao giờ dừng lại để chờ những sự sám hối muộn màng của các môn sinh lạc bước. Hãy sớm khởi động trái tim từ ái tìm về với chính đạo, đừng u mê với những ào giác đang có. Đừng tiếp tay với những con người đang bán rẽ trái tim từ ái cho việt gian cộng sản, họ là những ngụy võ sư trong cái gọi là Hội Đồng Chưởng Quản và Hội Đồng VS Tương Trợ/HN (những cánh tay nối dài của đảng csVN), đang ra sức đốt cháy Võ Phả của môn phái VoViNam -Việt Võ Đạo chính thống.
PHỤ BẢN A
Liên đoàn Vovinam Việt Nam (Quốc Doanh)
Liên đoàn Vovinam Việt Nam được thành lập theo quyết định của Bộ nội vụ (Quyết định số 946/QĐ-BNV ngày 18/7/2007). Đại hội thành lập Liên đoàn được tổ chức trong 2 ngày 19-20/10/2007 tại Khách sạn Rex 141, Nguyễn Huệ, quận 1- Tp. Hồ Chí Minh. 
13 ủy viên Ban thường vụ Liên đoàn Vovinam Việt Nam

1.Chủ tịch-Lê Quốc Ân Chủ tịch tập đoàn dệt may VN.
Bí thư đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương (1950)
2.Phó chủ tịch-Trần Huy Bình 
Phó vụ trưởng vụ TDTT Quần chúng- Bộ VHTT&DL(1954)
3.Phó chủ tịch-Võ Hoài Việt 
Thiếu tướng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục an ninh II.
4.Phó chủ tịch & Thủ Quĩ-Đặng Thành Tâm 
Tổng giám đốc tập đoàn đầu tư SG (1964)
5.Phó chủ tịch-Nguyễn Văn Chiếu 
Chủ tịch hội Vovinam Tp HCM.Nguyên Trưởng phòng TDTT Quận 8. Đảng viên CS nằm vùng trước 1975 (1949)
6.Phó chủ tịch-Nguyễn Mạnh Hùng 
Phó giám đốc sở TDTT HN (1957)
7.Phó chủ tịch-Nguyễn Hùng 
Phó giám đốc sở TDTT Tp HCM (1957)
8.Tổng thư ký-Võ Danh Hải 
Trưởng chi nhánh phía nam báo TTVN (1972)
9.Thường vụ-Cấn Văn Nghĩa 
Giám đốc sở TDTT Hà tây(1985)
10.Thường vụ-Huỳnh văn Hùng
Giám đốc sở TDTT Bến tre (1957)
11.Thường vụ-Lư Quang Đức 
Chủ tịch hội Vovinam Khánh hòa (1953)
12.Thường vụ-Nguyễn Xuân Hải
Tổng giám đốc công ty cổ phần hợp tác quốc tế (1965)
13.Thường vụ-Huỳnh Thành Công 
Huấn luyện viên Vovinam tỉnh Vĩnh long (1957)
Liên đoàn Vovinam Quốc tế 
Danh sách 13 ủy viên Ban thường vụ Liên đoàn Vovinam Quốc tế (IVF : International Vovinam Federation)
1.Chủ tịch-Nguyễn Danh Thái 
Bí thư Đảng bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thứ trưởng thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam, Trưởng ban chỉ đạo Đại hội thành lập Liên đoàn IVF
2.Phó chủ tịch thường trực-Lê Quốc Ân 
Bí thư đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Chủ tịch tập đoàn dệt may VN
Chủ tịch Liên Đoàn Vovinam VN, Trưởng ban tổ chức Đại hội thành lập IVF
3.Phó chủ tịch & Thủ quĩ-Đặng Thành Tâm 
Tổng giám đốc tập đoàn đầu tư SG-Phó chủ tịch Liên Đoàn Vovinam VN
4.Phó chủ tịch đặc trách kỹ thuật-Nguyễn Văn Chiếu
Chủ tịch hội Vovinam Tp HCM,Nguyên Trưởng phòng TDTT Quận 8
Đảng viên CS nằm vùng trước 1975, Phó chủ tịch Liên Đoàn Vovinam VN
5. Phó chủ tịch-Florin Macovei,Phó Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật Rumani
6.Phó chủ tịch-Francis Didier,Chủ tịch Liên đoàn Karaté Pháp
7.Phó chủ tịch-Mohammad Nouchi, Chủ tịch Liên đoàn võ thuật Iran
8.Phó chủ tịch-Jean Pascal Kinda, Chủ tịch Ủy ban Olympic kiêm Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Burkina Faso
9.Phó chủ tịch-Danka Abramiuc, Hiệp hội Vovinam VVĐ Liên lục địa (Singapore)
10.Phó chủ tịch-Yuri Popov, Liên đoàn võ thuật Nga
11.Tổng thư ký-Võ Danh Hải, Trưởng chi nhánh phía nam báo TTVN. Tổng thư ký Liên đoàn Vovinam VN, Ủy viên Ủy ban Olympic Việt Nam, Ủy viên thường trực Ban tổ chức Đại hội thành lập IVF
12. Phó tổng thư ký-Pairsan Changjongpradit , Vovinam Thái Lan
13.Phó tổng thư ký-Hajah Noorul Sulastri, Vovinam Brunei



HỘI ĐỒNG CHƯỞNG QUẢN (HĐCQ) MÔN PHÁI
Danh sách các thành viên lãnh đạo Hội đồng chưởng quản
1. Chánh chưởng quản- Nguyễn Văn Chiếu-Võ sư đảng viên nằm vùng trước 1975
   Nguyên Trưởng phòng TDTT Quận 8,Chủ tịch hội Việt Võ Đạo Tp/HCM
   Phó chủ tịch Liên đoàn Vovinam VN, Phó chủ tịch Liên đoàn Vovinam Quốc tế
2.Chánh sự Kế thống & Nhân lực - Võ Văn Tuấn, Võ sư đảng viên nằm vùng trước 1975
   Nguyên Kỹ sư trưởng, Sở Xây dựng Tp/HCM, Võ sư (nghỉ sinh hoạt Môn phái từ 1975-2007)
3.Chánh sự-Nguyễn Chánh Tứ, Võ sư đảng viên nằm vùng trước 1975
   Nguyên Thiếu tá Công an Tp/HCM,Phó giám đốc khách sạn Phú thọ (khách sạn của Thành ủy), Tổng thư ký Hội Việt Võ Đạo Tp/HCM.
4.Chánh Sự-Trần Văn Mỹ, Võ sư đảng viên nằm vùng trước 1975
   Phó chủ tịch Hội Việt Võ Đạo Tp/HCM.
5.Chánh Sự-Mai Văn Hiệp, Võ sư đảng viên nằm vùng trước 1975
6.Chánh vụ Lễ nghi & Kỹ thuật - VS Nguyễn Văn Sen, nghĩ tử của VS Lê sáng
  Nguyên Phó chủ tịch Hội Việt Võ Đạo Tp/HCM.
7.Chánh vụ Văn phòng-Nguyễn Tôn Khoa
   Võ sư (nghỉ sinh hoạt Môn phái từ 1975-2007)
Chánh vụ Văn phòng
8.Chánh vụ Khảo thí & Kiểm tra-Nguyễn Văn Vang,Võ sư
9.Chánh vụ Tài chính &Vật chất-Trần Đa,Thương gia
   Võ sư (nghỉ sinh hoạt Môn phái từ 1975-2007)
Chúng ta đã thấy trong 9 người thì 5 là đảng viên cộng sản nằm vùng, như chúng ta đều biết chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa khủng bố, dạy con người dối trá có hệ thống, phá vỡ nền tảng đạo đức của Việt tộc được xây dựng từ ngàn xưa. Nhân dân miền nam VN, không ai là khống nhớ những tội ác khủng bố của VC trước năm 1975 trong cuộc chiến tranh quốc-cộng. VC đã cho giật mìn xe đò, pháo kích vào những thành phố, trường học giết hại những người dân lành, học sinh vô tội mục đích làm cho người dân sợ hãi khi không theo XHCN. Những hình ảnh man rợ đó không khác gì bọn khủng bố ISIS ngày hôm nay. Nay những người đảng viên cs này lại lãnh đạo HĐCQ môn phái, trong tương lai Vovinam cũng chi là một lò đào tạo-huấn luyện sát thủ và khủng bố theo đơn đặt hàng của đảng csVN.
Hai võ sư số 7 và số 9 thì nghỉ sinh hoạt Môn phái 32 năm, với thời gian nghỉ dài lâu như vậy nhưng khi sinh hoạt trở lại thì được nằm trong HĐCQ (?). Một chỉ dấu bất thường.
Dưới mái nhà XHCNVN cái gì củng lạ và bất thường giống như bản quyết định thành lập HĐCQ môn phái được Chưởng môn ký trong lúc vào độ tuổi 91, khi mà sức khoẻ rất yếu ra vào bệnh viện như cơm bửa, đầu óc không còn minh mẩn.... Sau QĐ được ký vào tháng tháng 3/2010 thì 5 tháng sau mới được văn phòng chưởng môn thông báo (?). 
Một điều lạ là vc đã từng tuyên bố quyền hành của chưởng môn không còn ý nghĩa gì với sinh hoạt của môn phái kể từ khi vc thành lập Liên Đoàn VVN-VVĐ Việt Nam năm 1994. Nhưng vì bá đạo thiếu tính chính danh, không thu phục được hàng ngũ võ sư cao niên và cao đẳng trong và ngoài nước, nên đảng cs cố tình nặn cho bằng được một quyết định thành lập Hội Đồng Chưởng Môn, một công cụ, dùng tổ đường và các võ sư cao đẳng (cộng sản nằm vùng trước năm 1975) để chính thức thâu tóm Vovinam và lãnh đạo môn phái bằng những võ sư nằm vùng trước 1975. Như thế vc đở mất mặt hơn dùng những đảng viên không ()học Vovinam lãnh đạo môn phái và ký giấy chứng nhận lên đai cho các môn sinh VVN-VVĐ. Đây được coi là một chuyện lạ khác do bàn tay vc thủ diển, vừa trơ trẻn đánh mất tính chính danh và chính thống của môn phái. Thế nhưng hiện nay vẩn còn có một số võ sư vẩn bám theo chân những võ sư quốc doanh trong HĐCQMP.



QD-TLHDVSTThaingoai
Các võ sư HLV trong HĐVSTT-HN

Hội đồng võ sư tương trợ (HĐVSTT) là một công cụ thú hai của vc dùng một số võ sư đã được quốc doanh hoá từ trước bằng tình đồng môn, để hoạt động và làm cánh tay nối dài cho chúng ở Hải Ngoại. 


HĐVSTT ra đời từ một quyết định của võ sư Chưởng Môn Lê Sáng, được  ký cùng ngày với việc thành lâp HĐCQ/MP.



HĐCQ-MP/VVN

1. Căn cứ trên tính pháp lý nước CHXHCNVN, thì các quyết định của chưởng môn Lê Sáng ký sau ngày 29.4.1994 đều không có giá trị (Vì chuởng môn đã bị nhà nước CHXHCNVN truất quyền hành từ năm 1994). Năm 1994, Tổng cục Thể dục Thể thao CHXHCNVN đã ngang nhiên thành lập một Ban Điều Hành cho VoViNam Việt Võ Đạo toàn quốc bằng quyết định 176 được ký ngày 29/04/1994 bởi Phó Tổng cục trưởng là Mai văn Muôn, theo đó thì Trưởng ban là ông Trương quang Trung, chức vụ là phó Vụ trưởng Vụ TDTT quần chúng, Tổng thư ký Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền là Trưởng ban.
Một thời gian sau đó đảng cs mới bước thêm một bước khác trong việc tóm thâu VVN-VVĐ trong ngoài nước bằng một hệ thống điều hành mới - Liên đoàn Vovinam Việt Nam  (LĐVVN-VN) chính thức lãnh đạo môn phái VoViNam theo quyết định của Bộ nội vụ (Quyết định số 946/QĐ-BNV ngày 18/7/2007).
2.Về tình, các quyết định của Chưởng môn Lê sáng ký đều được các vị võ sư và toàn môn phái, từng sinh hoạt với võ sư chưởng môn trước năm 1975 tôn trọng - trong tình tôn sư trọng đạo, tuy nhiên võ sư Lê Sáng không được vượt quá quyền hạn của chưởng môn, 
lý do: Môn phái là tài sản do sức sáng tạo và chung sức từ sáng tổ Nguyễn Lộc cho tới các thế hệ môn sinh tiên khởi cho đến các thế hệ về sau. Từ con số không lúc ban đầu cho đến một phong trào lớn mạnh từ trong ra đến ngoài nước với hàng trăm ngàn môn sinh - tính đến năm 1975, đó là một tập thể không nhõ, do đó khi một quyết định từ người lãnh đạo ban ra, phải có sự đồng thuận từ nhiều phía trong môn phái, mọi quyết định đều không thể không tôn trọng người xung quanh, nhất là các vị võ sư Cao niên lẩn Cao đẳng hơn các võ sư đang cn kề bên giường bệnh của chưởng môn Lê sáng.
Trong tổ chức của một quốc gia củng thế, Tổng Thống đứng đầu mủi sào để lèo lái con thuyền quốc gia đi tới, nhưng tất cã quyết định quan trọng đều phải thông qua quốc hội. Có như thế con tàu mới đi đúng hướng trên biển cã mênh mông. Một quyết dơn phương từ chưởng môn, nhất là vào lúc tuổi đời của Chưởng môn đã khá cao.(90-91), thì khả năng minh mẩn còn phải có sự chứng nhận của y khoa. Viết tới đây, hậu bối thành thật xin lỗi đến vong linh cố tổ sư đời II của môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo cho sự thẳng thắn nầy! Cộng sản đã lủng củng trong việc tạo thế chính danh cho cái gọi là HĐCQ và HĐVSTT. Cố bám víu lấy chử ký của Chưởng môn Lê Sáng và tổ đường từ đó tạo một màn hài kịch khi ra mắt hai công cụ nầy với một số ngụy võ sư của đảng cs và tay sai.
Tóm lại: chiến lược của cộng sản là dứt khoát phải trồng kim cô vào môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo và quốc doanh toàn bộ, bất chấp thủ đoạn cho dù là ma đạo bất chính củng phải tiến hành. Nhưng việc làm đó đã bị các võ sư cao niên lớp đầu đàn cùng thế hệ với võ sư Lê Sáng và một số võ sư cột trụ của môn phái trước năm 1975 tẩy chay. Tà không thể thắng chánh vì thế cho nên Vovinam hiện nay đã đứng trên con đường có hai lối rẽ: một bên là Vovinam-VVĐ mà người viết gọi là chính thống đi dưới tấm bảng chỉ đường của môn phái trước 1975, đó là Tổng Liên Đoàn VVN-VVĐ Quốc tế và Hội Đồng Võ Sư Thế Giới, song song đó  là Vovinam quốc doanh gồm: Liên Đoàn VVN/VN, Liên Đoàn VVN/ Quốc tế, Hội Đồng Chưởng Quản và Hội Đồng Võ Sư Tương Trợ do đảng cộng sản nặn ra và đi dưới tấm bảng chỉ đường của ĐCSVN.
Như thế HĐCQ/MP và cái gọi là HĐVSTT đều là chân rết của VVN quốc doanh trong nước không mang đủ  tính pháp lý của nhà nước csVN. Được thành lập bằng một quyết định của một chưởng môn đã bị cs tước hết quyền điều hành môn phái từ năm 1994http://ttvnol.com/threads/thay-chuong-mon-le-sang-ko-duoc-quyen-quyet-dinh-thang-cap-hong-dai-vovinam.443377/page-2
Như thế chiếc bạch đai mà VS Nguyễn văn Chiếu đang mang ở thắt lưng, là một chiếc bạch đai vừa thiếu tính chính danh, tình sư môn lẩn pháp lý! Chiếc bạch đai của VS Nguyễn văn Chiếu được hiểu là một hình thức tự biên tự diển, nó không nói lên được ý nghĩa gì là dày công luyện tập và khả năng lãnh đạo lẩn đức độ của một người đứng đầu môn phái VVN-VVĐ chính thống, mà nó chỉ nói lên mức độ làm tay sai cho cộng sản đã bước vào thời kỳ quá độ trong chiến lược quốc doanh hoá môn phái VoViNam. So về tài và đức cũng như mức độ thâm niên trong môn phái của VS Ngyễn Văn Chiếu vẩn  còn đứng sau lưng của nhiều võ sư cao niên và cao đẳng khác ở Hải Ngoại.
Số phận của những võ sư ngày hôm nay đang làm tay sai cho cs, một khi bị vắt hết nước sẽ bị vc vất bõ ra bên lề  giống như Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam của bà Nguyễn Thị Bình trước đây. Các vị võ sư đang là công cụ của đảng csVN sớm thức tỉnh để trở về với Việt Đạo và dòng máu chính thống của một môn phái VVN-VVĐ. Hãy đứng thẳng người lên để làm một môn sinh đúng nghĩa và đi vào lòng dân tộc, tránh đi lạc vào lòng đảng. Hãy chọn cho mình một cách sống cho đáng sống. Sống cho đúng nghĩa với một người có trái tim từ ái và bàn tay thép. Để rồi khi nhắm mắt xuôi tay không hổ thẹn với con cháu và đồng môn.



SỐNG
Sống tủi làm chi đứng chật trời?
Sống nhìn thế giới hổ ai chăng?
Sống làm nô lệ cho người khiến?
Sống chịu ngu si để chúng cười?
Sống tưởng công danh, không 
tưởng nước. 
Sống lo phú quý chẳng lo đời,
Sống mà như thế đừng nên sống!
Sống tủi làm chi đứng chật trời?  



CHẾT
Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo,
hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, 
phách hóa thần. 
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.
( thơ cụ Phan Bội Châu, nhà cách mạng lừng danh của VN vào đầu thế kỹ 20)



THÔNG BÁO TỔ CHỨC ĐẠI HỘI VOVINAM-VVĐ THẾ GIỚI KỲ 8
Triệu Tập Đại Hội
Vovinam-Việt Võ Đạo Thế Giới kỳ 8 – 2016
Chiếu theo Nội qui sinh hoạt, Hội đồng võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới.
Chiếu theo Qui lệ sinh hoạt, Tổng liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới.
 Chúng tôi trân trọng thông báo cùng toàn thể quí vị võ sư thành viên Hội đồng võ sư thế giới và các Chủ tịch Liên đoàn quốc gia : Đại hội võ sư và Tổng liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới kỳ 8 sẽ được tổ chức tại Bang California, Hoa Kỳ vào đầu tháng 7–2016, dưới trách nhiệm tổ chức của Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Tây Hoa Kỳ (Vovinam Viet Vo Dao Federation of Western United States)
 Kính thưa quí vị,
 Đại hội thế giới kỳ 8-2016 sẽ là một khúc quanh mới cho tổ chức của chúng ta trên toàn cầu. Bởi chúng ta sẽ bầu cử lại toàn bộ các nhân sự lãnh đạo của hệ thống Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới.
 Đây là một thời điểm đặc biệt, 4 năm một lần, để các võ sư và các đại biểu, được dịp đóng góp, kiến nghị, thay đổi, biểu quyết… các dự án, các đề nghị hoặc các qui ước quốc tế… hầu tiếp tục cải thiện cơ chế và hệ thống tổ chức của chúng ta.
 Ngoài ra còn là dịp để các võ sư trên thế giới, thi đẳng cấp, trình luận án hoặc được đề nghị tân thăng theo « Qui Ước Đẳng Cấp Quốc tế » mà chúng ta đã biểu quyết và thi hành từ nhiều năm qua.
 Nghị trình tổng quát Đại hội thế giới kỳ 8-2016 sẽ được chia ra như sau :
(Nghị trình chi tiết và nguyên tắc bầu cử sẽ gửi sau)
Đại hội Hội đồng võ sư thế giới :
Tổ chức thi và trình luận án võ sư quốc tế. Biểu quyết đề nghị Tấn phong
Báo cáo sinh hoạt của võ sư Tổng thư ký Hội đồng võ sư thế giới
Biểu quyết các thành viên mới hoặc loại trừ các thành viên vi phạm kỷ luật
Biểu quyết các dự án và các đề án tu chỉnh nội qui sinh hoạt Hội đồng võ sư thế giới.
Bầu cử các thành viên lãnh đạo Hội đồng võ sư thế giới nhiệm kỳ 2016-2020.
Đại hội Tổng liên đoàn thế giới :
Báo cáo sinh hoạt của Chủ tịch Tổng liên đoàn Thế giới.
Báo cáo thành quả các giải :
- Giải vô địch Âu Châu –Genève, Thụy Sĩ - 2012
- Giải vô địch thế giới Vovinam-Việt Võ Đạo lần thứ 4 – Paris, Pháp-2014
- Giải vô địch Phi Châu – Raba, Maroc 2015
- Giải vô địch Âu Châu – Liège, Vương Quốc Bỉ-2016 
Biểu quyết loại trừ/xin gia nhập của các Liên đoàn thành viên.
Bầu cử Chủ tịch Tổng Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới, nhiệm kỳ 2016-2020.
 Ban tổ chức đại hội được đặt dưới sự điều động của Liên đoàn Vovinam-VVĐ Tây Hoa Kỳ. Các kinh phí khách sạn, ẩm thực và di chuyển tại chỗ trong các ngày sinh hoạt của đại hội sẽ được Ban tổ chức đài thọ
 Kính chúc quí vị chuẩn bị đại hội thành công 



Paris, ngày 21-07-2015.
Tổng thư ký Hội đồng võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới,
Vs Trần Nguyên Đạo.



Chủ tịch Tổng liên đoàn Vovinam-VVĐ thế giới,
Vs Nguyễn Thế Thierry



Bài viết được tham khảo qua nhiều trang web. trên Internet của nhiều phía khác nhau. Người viết chỉ là một thanh nữ - sinh ra và lớn lên ở hải ngoại, được truyền thụ của gia đình về võ thuật củng như võ đạo của VoViNam-Việt Võ đạo. 



Người viết chưa từng được tham gia vào bất cứ võ đường nào ở Hải Ngoại, nhưng thời gian góp mặt với FB có giao lưu với vài vị võ sư VoViNam yêu nước trên FB. Người viết trân trọng cám ơn võ sư Lê Thành Nhân (Úc Châu) đã giúp đở trong việc tìm kiếm tài liệu để viết bài nầy. 



Nghiêm lễ!


BÀI NÓI CUYỆN CỦA UỶ VIÊN THƯỜNG VỤ TỔNG ĐOÀN VVĐ-VVĐ

Bài phát biểu của Ông Phạm Trần Anh, nhân ngày giỗ VS Trần Huy Phong và VS Phùng Mạnh Chử tại Võ Đường Hoa Lư Little Sài Gòn do VS Nguyễn Văn Đông tổ chức năm 2012.


CỐ VÕ SƯ TRẦN HUY PHONG,
BIỂU TƯỢNG CỦA MÔN PHÁI VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO
CON NGƯỜI CỦA CÁCH MẠNG TÂM THÂN
Kính thưa quý vị quan khách, quý cơ quan Truyền thông Báo chí,
Kính thưa quý vị võ sư và toàn thể các môn sinh Vovinam Việt võ đạo
Kính thưa quý vị,
Hôm nay, chúng ta cùng có mặt nơi đây để cùng thắp nén hương lòng tưởng nhớ cố võ sư Trần Huy Phong, “con người của cách mạng Tâm Thân”, biểu tượng của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo. Chúng ta tâm nguyện quyết chí hoàn thành cuộc cách mạng Tâm Thân để hoàn thiện bản thân chúng ta, góp phần vào sự phát triển của môn phái để hoàn thành cuộc cách mạng Dân tộc.


Thưa quý vị,
Tự thân mấy chữ Vovinam Việt Võ đạo đã nói lên tất cả ý nghĩa, mục đích chủ trương của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo. Vovinam là viết tắt của chữ Võ Việt Nam, một môn võ của người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Vovinam đi liền với Việt Võ Đạo đã nói lên tôn chỉ của môn phái khác với các phái võ khác chỉ chú trọng về võ thuật, Vovinam Việt Võ Đạo là một môn võ của dân tộc Việt Nam mà võ thuật phải gắn liền với tinh thần võ đạo của Việt Nam. Nếu chỉ thuần túy là võ thuật mà không có tinh thần võ đạo thì võ thuật như con dao 2 lưỡi, nếu sử dụng khả năng võ thuật của mình cứu khốn phò nguy, cứu giúp kẻ yếu đuối thế cô thì giúp ích cho đời, ngược lại nếu thiếu tinh thần võ đạo, khả năng võ thuật sẽ được dùng vào những việc xấu xa hại người thì hậu qủa khôn lường. Kinh nghiệm một nước Nhật với tinh thần Võ Sĩ đạo đã đưa dân tộc Nhật đi lên, sánh vai cùng các cường quốc khác.
Nói tới Vovinam Việt Võ Đạo chúng ta phải nhớ tới công lao vô cùng to lớn của cố Võ sư Sáng Tổ môn phái Nguyễn Lộc. Là một thanh niên yêu nước ấp ủ hoài bão nối chí anh hùng Nguyễn Thái Học tranh đấu giành lại độc lập dân tộc, võ sư Sáng Tổ đã cố gắng học tập, trau dồi đạo đức và nghên cứu các môn võ cổ truyền của dân tộc, sáng tạo ra môn võ Việt Nam với triết lý hành động “ Cách mạng Tâm Thân” để giúp đời cứu dân cứu nước.
Nguyên lý căn bản tinh hoa của Việt Võ đạo là Tâm Thân phối triển, Cương nhu phối triển được thể hiện qua cách chào kính “Bàn tay thép đặt trên trái tim từ ái”. Môn sinh Vovinam luôn tự thực hiện cuộc "cách mạng Tâm Thân" song hành với việc luyện tập đòn thế để thân thể cường tráng, dẻo dai và khỏe mạnh, môn sinh Vovinam còn trau dồi một tâm hồn thanh cao, hiến ích, tự tin, can đảm, cao thượng, bất khuất và tình nhân bản theo lời dạy của võ sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc "sống cho mình, giúp cho mọi người khác sống, sống cho mọi người". Vì vậy, Việt Võ Đạo chính là đạo lý làm người Việt Nam:
Lý tưởng nhân đạo sáng ngời
Vì dân tranh đấu cứu đời lầm than
Độc tài áp bức bạo tàn
Gian thương tham nhũng tệ đoan dẹp liền…
Thưa Quí vị,
Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo được khai sinh trong lòng dân tộc năm 1938. Cũng như bao người Việt Nam yêu nước khác, võ sư Sáng Tổ và những người đồng chí hướng đã dạy võ cho cán bộ trường võ bị Trần Quốc Tuấn, các đội dân quân kháng chiến. Thế nhưng sau khi đã nhận thấy phong trào Việt Minh chỉ là bình phong của đảng CS Việt Nam để lợi dụng phong trào kháng chiến để bành trướng chủ nghĩa CS, nhuộm đỏ Việt Nam. Võ sư Sáng Tổ cũng như bao người Việt Nam yêu nước đã không hợp tác với CS trở về Hà Nội để huấn luyện cho những người VN yêu nước chống CS.
Sau khi di cư vào Nam, Vovinam đã huấn luyện cho Hiến Binh, Cảnh Sát Quốc Gia, huấn luyện cho các quân binh chủng Việt Nam Cộng Hòa, Cán bộ Xây Dựng Nông Thôn và đưa vào Võ Thuật Học đường để xây dựng một thế hệ Thanh niên VN mới. Võ sư Trần Huy Phong là người hy sinh tất cả hạnh phúc riêng tư để dấn thân triệt để đưa phong trào Vovinam đến chỗ thành công rực rỡ tại Miền Nam Việt Nam.
Là một người Việt Nam yêu nước cao độ, cố võ sư Trần Huy Phong đã vận động các Tôn giáo, các hội đoàn, tổ chức đảng phái và các nhân sĩ uy tín thành lập Ủy Ban Vận động Dựng Đền Thờ Quốc Tổ năm 1970 để vận dụng tinh thần dân tộc chống chủ nghĩa CS ngoại lai, vô thần đang lăm le nhuộm đỏ Việt Nam. Ngoài ra, cố võ sư Trần Huy Phong còn chủ trương đưa Vovinam vào Thế Vận Hội để giới thiệu môn võ của dân tộc Việt.
Sau ngày CS xâm chiếm miền Nam, Võ sư Chưởng môn, Võ sư Trần Huy Phong và một số võ sư khác phải vào tù. Một số võ sư khác cũng như cá nhân tôi tham gia các tổ chức tranh đấu chống lại bạo quyền CS. Năm 1980, võ sư Trần Huy Phong trở về và được võ sư Lê Sáng trong tù ủy quyền làm Chưởng môn lãnh đạo môn phái. Biết không thể phát triển môn phái trong chế độ CS nên Võ sư Phong đã âm thầm tổ chức các chuyến vượt biên để các võ sư, các huấn luyện viên ra nước ngoài xây dựng và phát triển môn phái.
Ngày hôm nay, môn phái Vovinam có mặt khắp nơi trên thế giới với những thế hệ võ sinh mới sẽ đóng góp cho công cuộc cứu quốc và kiến quốc Việt Nam. Điểm đặc biệt là võ sư Trần Huy Phong tổ chức vượt biên cho các võ sư đi ra nước ngoài nhưng võ sư ở lại sống chết cùng môn phái.
Trước nguy cơ quốc doanh hoá môn phái, năm 1996 võ sư Trần Huy Phong đã kêu gọi các võ sư khắp 5 châu họp tại Paris thành lập Tổng Liên Đoàn Vovinam Việt Võ Đạo (World Federation Vovinam Vietvodao) và Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới (World Council of Masters). Chính nhờ đó mà ngày nay Vovinam Việt Võ Đạo đã phát triển trên 18 nước, hàng chục Liên Đoàn Quốc gia và hang nghìn môn sinh ViệtNam và ngoại quốc trên khắp thế giới. Ước mơ hoài bão lý tưởng cao đẹp của cố võ sư Trần Huy Phong chưa thành tựu viên mãn thì cơn bạo bệnh đã khiến môn phái chúng ta mất đi một võ sư một đời cống hiến cho môn phái và dân tộc.
Thưa quý vị,
Không phải chỉ có môn sinh Vovinam kính trọng cố võ sư Trần Huy Phong mà cả dư luận rộng rãi trong và ngoài nước cũng biểu lộ nồng nhiệt lòng cảm phục đối với ông và cũng xem ông như một biểu tượng của những giá trị cao đẹp nhất của cả một giai đoạn lịch sử vô cùng khó khăn của dân tộc Việt nam. Cố võ sư Trần Huy Phong đã “biểu tượng cho một nhân cách sáng ngời và quả cảm trong suốt 40 năm qua khi ông tận tụy cuộc đời mình cho lý tưởng thanh niên và dân tộc, dân chủ của đất nước Việt nam”. Chính vì vậy, Đại hội Vovinam Viêt võ đạo Thế giới năm 1998 tại Hoa Kỳ đã vinh danh “Tinh thần Trần huy Phong” là một biểu tượng cao đẹp tuyệt vời sẽ mãi mãi làm rạng danh môn phái và sẽ là nguồn sáng rực rỡ soi đường cho mọi thế hệ môn sinh Vovinam Việt võ đạo.
Ngày nay, chủ nghĩa CS đã lỗi thời nên giới cầm quyền CSVN đã chủ trươg công nhận Vovinam Việt Võ Đạo là Quốc Võ để lợi dụng tinh thần dân tộc của các môn sinh Vovinam. Đặc biệt, sau khi Võ sư Chưởng môn Lê Sáng qua đời, dưới sư chỉ đạo của đảng CSVN, tập đoàn võ sư Quốc doanh CS đã công bố thành lập Hội Đồng Võ sư Chưởng Quản Vovinam. Trước sự kiện này, võ sư Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch Thượng Hội Đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới đã phổ biến Tâm Thư kêu gọi võ sư và môn sinh Vovinam Việt Võ đạo cảnh giác trước âm mưu thâm độc nham hiểm này của nhà cầm quyền CSVN. Chúng ta phải quyết tâm bảo vệ truyền thống Tự chủ, Độc Lập, tự do và phi chính phủ của môn phái ngõ hầu xây dựng và phát triển môn phái trên toàn thế giới như một tinh hoa võ thuật võ đạo của Việt Nam.
Tổ Quốc Việt Nam đang lâm nguy, hiểm họa mất nước cận kề, các môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo chúng ta đứng lên đáp lời sông núi để cùng với đồng bào cả nước đấu tranh giải thể chế độ bạo tàn hại dân bán nước. Toàn dân trong nước và hải ngoại nguyện đoàn kết một lòng chống quân Tầu Cộng xâm lược, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam.
Toàn thể môn sinh Vovinam nguyện sống xứng đáng với:
- Cố võ sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc, một người Việt Nam siêu việt.
- Cố võ sư Chưởng Môn Lê Sáng tài đức vẹn toàn.
- Cố võ sư Mạnh Hoàng, một đời dấn thân phục vụ và
- Nguyện sống xứng đáng với lý tưởng của Cố Võ sư Trần Huy Phong biểu tượng của Vovinam Việt Võ Đạo, sống với tinh thần Trần Huy Phong bất diệt:
Sống sao ích quốc lợi dân,
Sống sao xứng đáng chí nhân anh hùng
Sống sao hậu thế soi chung
Tấm gương kim cổ anh hùng Việt Nam !!!
Trân trọng kính chào quý vị
PHẠM TRẦN ANH
Ủy viên Thường vụ Tổng Đoàn Thanh Niên Võ Đạo Việt Nam



THAM KHẢO:

1. VOVINAM bị quốc doanh của võ sư  Nguyễn Văn Cường http://vnfa.com/an10q4/1011_007.html
2. Tổng Liên Đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Thế Giới http://vovinamworldfederation.eu/vi/
3.Bài viết của võ sư Lê Thành Nhân Úc Châu:
 https://cachmanghoalai.wordpress.com/2011/01/18/l%E1%BB%99-trinh-qu%E1%BB%91c-doanh-hoa-mon-phai-vovinam-vi%E1%BB%87t-vo-d%E1%BA%A1o-t%E1%BA%A1i-vi%E1%BB%87t-nam-va-h%E1%BA%A3i-ngo%E1%BA%A1i/
4. KỶ NIỆM NGÀY GIỔ CỦA VÕ SƯ PHÙNG MẠNH CHỬ (13/12/1967-13/12/2014 vàTRẦN HUY PHONG (13/12/1997-13/12/2014) http://kimanhl.blogspot.de/search/label/K%E1%BB%B6%20NI%E1%BB%86M%20NG%C3%80Y%20GI%E1%BB%94%20C%E1%BB%A6A%20V%C3%95%20S%C6%AF%20PH%C3%99NG%20M%E1%BA%A0NH%20CH%E1%BB%AC%20%2813%2F12%2F1967-13%2F12%2F2014%20v%C3%A0%20TR%E1%BA%A6N%20HUY%20PHONG%20%2813%2F12%2F1997-13%2F12%2F2014%29
5. Chủ thuyết tâm thân của Vovinam https://phamthientho.wordpress.com/2011/07/10/cach-m%E1%BA%A1ng-tam-than-vovinam-vi%E1%BB%87t-vo-d%E1%BA%A1o/
6. Phan Quỳnh & Việt võ đạo  http://son-trung.blogspot.de/2010/06/phan-quynh-viet-vo-ao.html

Nguyễn Thị Hồng sưu tầm và hiệu đính 21/11/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét