Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

 HAI CUỘC TỔNG TẤN CÔNG
MANG HAI Ý NGHĨA 
Hai cuộc tổng tấn công cách nhau 38 năm trong sử cận đại được ghi nhận đó là cuộc tổng tấn công do Việt Nam Quốc Dân Dảng chủ trương vào ngày 10/2/1930 và cuộc tổng tấn công của cộng sản vào ngày 31/1/1968 năm Mậu Thận.


I.CUỘC TỔNG KHỞI NGHĨA CỦA VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG
Cuộc tổng tấn công của Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) vào ngày 10/2/1930 là một tấn công bằng vũ lực lớn nhất trong đầu thế kỷ 20, với ý nghĩa là một cuộc cách mạng dành Độc Lập Dân Chủ Tự Do của lực lượng quân dân cách mạng, để giải thoát Vit tộc ra khỏi ách cai trị của thực dân Pháp theo đúng nguyện vọng của nhân dân vào thời đó.Tên tuổi các chiến sĩ anh hùng VNQDĐ vị quốc vong thân đã đi vào sử xanh.

DIỂN TIẾN


Vào đầu thập niên 1920, thực dân Pháp ngày càng đè nặng ách thống trị tàn bạo lên đầu cổ người dân Việt Nam từ Bắc chí Nam. Chúng đàn áp dã man, bóc lột tận xương tủy. Nào sưu cao thuế nặng, nào bắt bớ giam cầm, tù đày, tra tấn, thủ tiêu những người yêu nước. Các phong trào nổi dậy chống Pháp trước đó bị đàn áp dữ dội. Phong trào Ðông Du của cụ Phan Bội Châu cũng bị dẹp tan. Khắp nơi đâu đâu cũng nghe tiếng oán hờn, nỗi uất hận cao ngút thấu trời xanh.

Trước cảnh đau thương đó của dân tộc, máu căm hờn sôi sục khắp nơi, thanh niên Việt Nam không thể tiếp tục cúi đầu chịu khuất phục đã cương quyết đứng lên chống lại bạo quyền. Nhà Cách Mạng Nguyễn Thái Học, một thanh niên trẻ là sinh viên trường Cao Ðẳng Thương Mại Hà Nội lúc ấy mới 24 tuổi, đã cùng các thanh niên Việt Nam yêu nước khác như Nhượng Tống, Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm, Hồ Văn Mịch, Phó Ðức Chính, Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Văn Phúc vân vân... bí mật thành lập một tổ chức đấu tranh cách mạng nhằm đánh đuổi thực dân giành độc lập và tự do cho dân tộc.

Cuộc khởi nghĩa của VNQQĐ vào ngày 10. 2.1930 không phải chỉ xảy ra ở Yên Bái, mà còn được phát khởi ở Sơn Tây, Phú Thọ, Hải Dương, LÂM THAO, HƯNG HÓA, Hà Nội, Đáp Cầu, Phả Lại, KIẾN AN, Phụ Dực, VĨNH BẢO, Thái Bình, KIẾN AN, Bắc Ninh, nhưng lớn nhất là ở YÊN BÁY

Cuộc Tổng tấn công ngày 10/2/1930 của VNQDĐ

13 NHÀ CÁCH MẠNG LÊN ÐOẠN ÐẦU ÐÀI: NGÀY 17-6-1930


Do thiếu phương tiện liên lạc và lực lượng cách mạng còn yếu so với quân đội của thực dân, Tổng Khởi Nghĩa thất bại. Ngày 20 tháng 2 năm 1930, Ðảng Trưởng Nguyễn Thái Học bị bắt tại làng Cổ Vịt. Ngày 17 tháng 6 năm 1930, Nguyễn Thái Học cùng 12 liệt sĩ lên đoạn đầu đài tại pháp trường Yên Bái. Nữ ÐC Nguyễn Thị Giang tuẫn tiết theo Ðảng Trưởng. Trên 30 đảng viên bị thực dân xử chém sau đó, hàng ngàn đảng viên khác bị tù khổ sai và lưu đầy biệt xứ...Mười ba liệt sĩ lên máy chém thực dân 5 giờ 35, sáng ngày 17 tháng 6 năm 1930 gồm có: Nguyễn Thái Học, Phó Ðức Chính, Bùi Tư Toàn, Bùi Văn Chuẩn, Nguyễn An, Hà Văn Lạo, Ðào Văn Nhít, Ngô Văn Du, Nguyễn Ðức Thịnh, Nguyễn Văn Tiềm, Ðỗ Văn Sứ, Bùi Văn Cửu và Nguyễn Như Liên. Các Liệt Sĩ trước khi máy chém rơi xuống đều hô to : "Việt Nam Vạn Tuế, Việt Nam Muôn Năm". Phó Ðức Chính còn đòi nằm ngửa để nhìn lưỡi máy chém rơi xuống đầu mình.

TIẾP NỐI TINH THẦN LIỆT SĨ YÊN BÁI.

Xử chém được 13 chiến sĩ cách-mạng tại Yên-Bái, thực dân Pháp tưởng đã đàn áp được sự đối kháng và tinh thần yêu nước của toàn dân ta. Nhưng trái lại, tiếp nối truyền thống hào hùng của anh hùng dân tộc và noi gương hy sinh dũng cảm của các tiền nhân trong đó có 13 vị Liệt Sĩ Yên Bái, toàn dân ta tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp giành độc lập, chống độc tài, chống phong kiến và hiện nay, chống lại ách cai trị của tập đoàn cộng sản Việt Nam mà Hồ Chí Minh là một đảng viên của Quốc Tế Cộng Sản Ðệ Tam đã 
đứng ra thành lập.

Đối với cuộc khởi nghĩa Yên Báy: “Lòng yêu nước không bao giờ cũ” là như vậy. Đó cũng là tài sản tinh thần mà cuộc khởi nghĩa Yên Bái để lại cho hậu thế.
Quân khởi nghĩa đã tiêu diệt 2 sĩ quan, 3 hạ sĩ quan, 6 cai và lính khố đỏ, làm bị thương 2 sĩ quan, 4 hạ sĩ quan và 4 cai và lính khố đỏ, thu được 2 khẩu súng liên thanh, 12 súng trường.
Ngày 27 tháng 2 năm 1930, 15 người của quân khởi nghĩa đã bị đem ra tòa xử và 4 trong số đó bị tử hình.
Đảng trưởng VNQDĐ, anh hùng Nguyễn Thái Học

Sau khi một loạt lãnh đạo của Quốc dân Đảng bị bắt, thực dân Pháp đưa 87 người tới Yên Bái xử vào ngày 23 tháng 3 năm 1930, và 13 trong số đó bị tử hình. Nguyễn Thái Học và một số đồng chí bị quân Pháp do Công sứ Hải Dương Massimi chỉ huy bắt ở Hải Dương cũng bị đem tới Yên Bái tử hình trong đợt này. Các lãnh tụ Quốc dân Đảng khác bị tử hình cùng đợt ở Yên Bái ngày 23 tháng 3 gồm Phó Đức Chính, Bùi Tử Toàn (nông dân), Bùi Văn Chuẩn, Nguyễn An, Đào Văn Nhít, Ngô Văn Du, Nguyễn Văn Tiềm, Nguyễn Như Liên (20 tuổi, sinh viên) bí danh Ngọc Tỉnh, Nguyễn Văn Cửu, Lê Văn Tụ, Nguyễn Văn Tính, và Hà Văn Lạo (25 tuổi, thợ hồ). Sau đó Pháp bố ráp bắt thêm gần 1000 người của VNQDĐ.Cuộc Tổng Khởi Nghĩa thất bại hàng ngàn đảng viên ưu tú đã bị bắt và bị đày đi côn đảo… 

Trong đó có một vùng côn đảo xa xôi tận Nam Mỹ gọi là Guyane thuộc Pháp đã lưu đày biệt xứ 325 chiến sĩ Yên Báy và những anh hùng dân tộc này đã vĩnh viễn nằm xuống nơi Nhà Lao An Nam trong chốn rừng sâu Amazone. 

BacPhudocdieuvan Dựng Bia Tưởng Niệm Liệt Sĩ VNQDĐ tại Guyane, Nam Mỹ (5)
Lão đồng chí Thanh Sơn trong y phục cổ truyền
 đọc điếu văn dựng bia tưởng niệm ngày 30-01-2010

Một phái đoàn VNQDĐ đã “dựng bia tưởng niệm 525 nhà yêu nước Việt Nam” tại Guyane, Nam Mỹ, Những anh hùng dân tộc này đã bị lưu đày biệt xứ đến vùng rừng thiêng nước độc của rừng thuộc rặng Amazone tháng 5/1931, đã bỏ mình nơi xứ lạ quê người…79 năm qua họ bị bỏ quên, không một mộ bia, không một nén hương, không một lời cầu nguyện v.v…Ngày 30-01-2010 phái đoàn VNQDĐ đã đến dựng bia tưởng niệm cho các anh hùng Việt Nam đã bỏ mình cho nền độc lập của dân tộc đặc biệt các liệt sĩ VNQDĐ.
Dưới đây là nội dung của tờ báo lớn nhất tỉnh Guyane phỏng vấn phái đoàn “dựng bia tưởng niệm các nhà yêu nước VNQDĐ đã bỏ mình tại Guyane, Nam Mỹ”. Tờ France-Guyane lên bài thứ Bảy 30-01-2010- ngày dựng bia-tại Guyane, Nam Mỹ với tự đề: “Sur les traces des déportés vietnamiens – Lần theo dấu vết người tù lưu đày Việt Nam “Bản dịch của Nguyên Lập.
Lần theo dấu vết người tù lưu đày Việt Nam
Một phái đoàn của Việt Nam Quốc Dân Đảng rảo khắp nơi trong quận (Saint-Lauren Du Marino) để tìm kiếm con cháu của các chiến sĩ yêu nước đã bị lưu đày từ Đông Dương (Việt-Miên-Lào) đến Guyane vào khoảng giữa các năm 1910-1930. Phái đoàn này tình cờ được phát hiện tại Saint-laurentaines. 
Ông Philippe cảm thấy hết sức nghẹn ngào khi phải mô tả lại những cảm giác của ông. Hôm ấy ông sửa soạn đi ăn trong một tiệm ăn ở Saint-laurentain nhưng chỉ vài phút sau ông thấy một đoàn du lịch người Việt Nam. Thật là một sự việc bất ngờ khi ông ta nghe được tên của gia đình ông, ông ta đã nhảy dựng lên. Trong giây lát, Ông Philippe Tran Van Can đã đắm chìm trong quá khứ, một quá khứ mà ông ta chẳng hề biết tí gì. Ông lần dỡ từng trang sách, và ông đã dừng lại ở một trang. “Hôm nay tôi mới được nhìn thấy hình ông tằng tổ tôi mà từ trước tôi chưa biết tí gì về cụ, do đó tôi đã vô cùng cảm động đến nỗi không thốt nên lời….” Ông ta nói đây là một cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên, thật vậy. Và tôi tin rằng trong một vài tuần lễ nữa những người Guyane khác có gốc Việt Nam họ sẽ có cảm giác như tôi hôm nay, được vậy là nhờ phái đoàn người du lịch này.
Phái đoàn này họ đến từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới như Pháp, Canada, Đức, Hoa Kỳ là chính. Tất cả là đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng (Parti Nationalists du Viet-nam – PNVN), “Một đảng đối kháng với đảng Cộng Sản Việt Nam và chúng tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho tự do"
khanhthanhdep Dựng Bia Tưởng Niệm Liệt Sĩ VNQDĐ tại Guyane, Nam Mỹ (5)
Sau khi làm lễ Dựng Bia Tưởng Niệm, phái đoàn VNQDĐ cùng quan khách 
chụp hình lưu niệm trước khi rời nhà lao An Nam chiều Thứ Bảy, 30-01-2010
“Vào những thập niên 1910-1930, có 525 người Việt bị lưu đày tới nhà tù Guyane bởi thực dân Pháp, người đại diện Việt Nam Quốc Dân Đảng giải thích. Những tù nhân bị lưu đày là những chiến sĩ đã tranh đấu cho nền độc lập của dân tộc dưới sự chiếm đóng làm thuộc địa của Pháp. Và ngày 10  tháng 02, 1930 một cuộc Tổng Khởi Nghĩa đã nỗ ra tại Yên Báy. Vì cuộc khởi nghĩa bị thất bại, nên các chiến sĩ yêu nước đã bị lưu đày chung thân biệt xứ”. Trong  những năm trời dài đằng đẵng, sự tìm kiếm chốn lưu đày đều vô hiệu. Cho đến khi phái đoàn phát hiện được nơi lưu đày là tại Guyane và chính tại Nhà Lao An Nam ở quận Montsinéry.
Sáng ngày thứ Bảy 30/01/2010, hồi 10 giờ một buổi lễ đã được tổ chức trang nghiêm ngay tại nhà tù xưa, và phái đoàn đã đặt ở đó một tấm bia tưởng niệm các chiến sĩ lưu đày Việt Nam. Phái đoàn hy vọng sẽ tìm thêm được nhiều cháu chắt của các chiến sĩ yêu nước bị lưu đày vì tất cả họ đều có nguồn gốc Việt Nam, và chúng tôi mong muốn họ sẽ được tiếp xúc với nhân viên trong phái đoàn. Riêng phần ông Philippe Tran Van Can ông ta thú thật rằng “ông ta không bao giờ biết sự việc đã diễn ra như thế”, Ông ta lắng nghe kể lại những nan đề trong lịch sử gia đình ông. ”Khi đã biết lịch sử oai hùng của tổ tiên mình như thế ông đã thì thầm: thật là hết sức xúc động”.( nguồn VNQDĐ)
“Một khi lòng sợ sệt đã chen vào đầu óc quần chúng khiến họ hết hăng hái, hết tin tưởng, thì phong trào cách mạng có thể nguội lạnh như đám tro tàn, rồi người của Đảng cũng sẽ liên tiếp bị bắt dần, vô tình xô đẩy anh em vào cái chết lạnh lùng mòn mõi ở các phòng ngục trại giam. Âu là chết đi để thành cái gương phấn đấu cho người sau nối bước. Không thành công thì cũng thành nhân”
- Lời cố đảng trưởng Nguyễn Thái Học, chủ tịch Việt Nam Quốc Dân Đảng, phát biểu 


II.CUỘC TỔNG TẤN CÔNG NĂM 1968 CỦA CỘNG SẢN
Sáng sớm ngày 31 tháng 1 năm 1968, trong dịp Tết Nguyên Đán, quân đội cộng sản gồm bộ đội Bắc Việt và quân Giải Phóng Miền Nam cùng lúc tấn công bất thình lình tại nhiều thành phố và địa phương, khắp nơi của miền Nam Việt Nam - trong đó có Sài Gòn và Huế. Nhờ những yếu tố bất ngờ lúc ban đầu quân cộng sản đã chiếm được nhiều nơi, sau đó đã bị quân lực VNCH áp đảo và đẩy lui khắp nơi, trừ Huế. Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân là một thất bại lớn của quân cộng sản, nhưng con số thiệt hại về nhân mạng hết sức nặng nề.


Tổng kết thiệt hại của Tết Mậu Thân trên 34 tỉnh thị miền Nam như sau:

- Quân lực VNCH: chết 4.954 người; bị thương: 15.097 người.
- CS Bắc Việt và MTGPMN: chết 58.373 người; bị bắt: 9461 người  ....
Tổn thất toàn miền Nam: chết 14.300 dân sự; bị thương: 24.000 người; dân trở thành vô gia cư: 627.000 

Riêng tại Huế các con số thiệt hại vì sự thãm sát bởi VC, được ghi nhận như sau:
Tổng số dân sự tử vong: 7.600 - chết lẫn mất tích
Chiến trường: - 1.900 bị thương vì chiến cuộc; 944 thường dân chết vì chiến cuộc
Nạn nhân của những vụ giết tập thể:
1.173 - số tử thi tìm thấy trong đợt đầu sau cuộc chiến, 1968
809 - số tử thi tìm thấy trong đợt nhì, kể cả tìm thấy ở đụn cát, tháng 3-7 năm 1969
428 - số tử thi tìm thấy trong đợt thứ ba, trong khe Đá Mài (khu Nam Hoa) - tháng 9 năm 1969
300 - số tử thi tìm thấy trong đợt thứ tư, khu Phu Thu, tháng 11 năm 1969
100 - số tử thi tìm thấy các nơi trong năm 1969
1.946 - mất tích (tính đến năm 1970)"
Theo soạn giả Matthew White ghi lại trong Atrocities: The 100 Deadliest Episodes in Human History, thãm sát đồng bào Huế năm 1968 là một sự kiện trong 100 sự kiện tàn khốc nhất của lịch sử nhân loại về tôi diệt chủng vì "đã có 2.800 người bị giết và 3.000 người mất tích, chưa kể số người bị thương", do lực lượng cộng sản thực hiện.


Nhìn về cuộc tổng tấn công ngày 10.2.1930 do VNQDĐ phát động, cho thấy đối tượng bị tấn công là quân xâm lược thực dân Pháp và sự thiệt hại chỉ về phía Pháp, phía thuờng dân không có sự ghi nhận nào. Những người của chiến sĩ  VNQDĐ vị quốc vong thân được tổ quốc ghi ơn và vinh danh anh hùng dân tộc, tên họ các vị anh hùng được đặt tên cho các trường học, các đường phố kể cã miền bắc lẩn miền nam trước và sau năm 1975. Lăng mộ của họ được bảo tồn và hương khói cho tới nay  85 năm và mãi mãi về sau. VNQDĐ đã đi vào lịch sử cận đại của Việt tộc được cã hai phía đối lập về chính trị tôn vinh. Cuộc tổng tấn công tuy thất bại nhưng gây được tiếng vang rất lớn trong việc quang phục đất nước của các lực lược cách mạng dân tộc vào thời điễm nầy.
Về phía người cộng sản với cuộc tổng tấn công vào năm Mậu Thân 1968, dưới chiêu bài giải phóng miền nam vào đầu xuân Mậu Thân đã gây ra cái chết cho khoãng 90.000 người và 259.900 người bị thương (cho cã hai phía) mà đa số là dân vô tội. Một cái Tết đau thương cho nhân dân miền nam, tiếng oán hờn khắp nơi. Người cộng sản sau cuộc Tổng tấn công nầy đã lộ rõ bộ mặt khát máu, cộng sản đi đến đâu gieo đau thương tang tóc cho đồng bào .và nhân dân của mình tới đó. 

Hai cuộc tổng tấn công mang hai ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Cuộc tổng tấn công của VNQDĐ đã được lưu danh muôn đời và ghi vào sử xanh, còn của người cộng sản thi được ghi vào thành tích về tội ác diệt chủng làm kinh hoàng thế giới. 


MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TỘI ÁC CỦA CỘNG SẢN
 TRONG TẾT MẬU THÂN 1968



Lý Bích Thuỷ 9/2/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét